[KH10NS1] - Tính
độc lập tương đối của cơ quan thanh tra so với cơ quan hành chính cùng cấp thể
hiện thông qua tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra.
Tính độc lập thể hiện ở chỗ, các cơ quan
thanh tra được phép tự mình tổ chức các cuộc thanh tra trên các lĩnh vực kinh tế
- xã hội theo thẩm quyền đã được pháp luật quy định. Trên cơ sở kết quả thanh
tra, cơ quan thanh tra ra các kết luận thanh tra, kiến nghị, quyết định xử lý
theo các quy định của pháp luật về thanh tra, chịu trách nhiệm về quyết định
thanh tra của mình.
Tính tương đối thể hiện ở hai mặt:
-
Trong
tổ chức thành lập, cơ quan thanh tra do cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp
thành lập, người đứng đầu cơ quan thanh tra do người đứng đầu cơ quan hành
chính nhà nước cùng cấp bổ nhiệm. Do vậy, cơ quan thanh tra là cơ quan chuyên
môn của cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp, chịu sự kiểm tra, chỉ đạo của cơ
quan hành chính NN; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước cơ quan hành chính
NN cùng cấp
-
Trong
hoạt động, cơ quan thanh tra ngoài việc căn cứ vào pháp luật, chính sách hiện
hành còn xuất phát từ thực tế cuộc sống, phải đặt sự vật hiện tượng trong sự
phát triển biện chứng với quan điểm khoa học, khách quan, lịch sử, cụ thể. Về
nguyên tắc, người có quyền quyết định cuối cùng trong việc xử lý kết quả thanh
tra là thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.
Tại
sao hoạt động thanh tra cần phải có tính độc lập tương đối?
-
Thanh
tra và quản lý là hai hoạt động gắn bó mật thiết với nhau. Có thể coi thanh tra
và quản lý là một vì xét cho cùng thì thanh tra cũng chỉ là một chức năng quản
lý nằm trong chu trình quản lý nhà nước.
-
Xem
xét dưới góc độ chủ nghĩa duy vật lịch sử ta thấy rằng: giữa quản lý và thanh
tra có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó hoạt động quản lý đóng vai trò
quyết định và thanh tra có tác dụng trở lại với hoạt động quản lý. Hoạt quản lý
nhà nước được tiến hành bằng nhiều công cụ, biện pháp khác nhau như: Pháp luật,
chính sách, kế hoạch,… để áp dụng các công cụ, biện pháp đó nhà nước phải tổ chức
ra một hệ thống bộ máy bao gồm các cơ quan, trong đó có cơ quan thanh tra. Do
đó, Pháp luật, chính sách, kế hoạch của nhà nước trở thành một căn cứ quan trọng
để tiến hành hoạt động thanh tra. Tuy nhiên, trong quá trình thanh tra những
phát hiện về sai phạm, xử lý và kiến nghị sẽ giúp nâng cao hiệu lực và hiệu quả
quản lý, thay đổi những chính sách phù hợp, kịp thời sửa đổi những quy định bất
hợp lý.
Tóm
lại
-
Hoạt
động thanh tra cần phải tương đối vì thanh tra và quản lý có mối quan hệ khăn
khít không thể tách rời, nó bổ sung và hoàn thiện lẫn nhau.
-
Hoạt
động thanh tra cần phải độc lập vì thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật,
nhiệm vụ,quyền hạn đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần phải khách quan,
trung thực và phi chính trị.
Theo:
Cao A Gó
Nhận xét
Đăng nhận xét