Khoa TC&QLNS


   
Tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự - Học viện Hành chính

   HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

KHOA TỔ CHỨC & QUẢN LÝ NHÂN SỰ


THÔNG TIN ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH
 QUẢN LÝ TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

1. Lịch sử hình thành, chức năng nhiệm cụ, cơ cấu tổ chức
Lịch sử hình thành:
Khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự (có tên tiếng Anh là “Faculty of Organization and Personnel Management”), là khoa được thành lập trên cơ sở tách ra từ Khoa Khoa học Hành chính theo Quyết định số 234/2003/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.
Chức năng, nhiệm vụ
- Tổ chức nghiên cứu các vấn đề thuộc về khoa học tổ chức và quản lý nhân sự nhằm cung cấp những thông tin khoa học cơ bản về lĩnh vực này, giúp các nhà quản lý đưa ra các chính sách cũng như các nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần thiết;
- Giảng dạy các môn học, các chuyên đề cho các hệ đào tạo, bồi dưỡng tại Học viện Hành chính cũng như các tổ chức khác. Hiện nay, Khoa đang đảm nhận nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cho các hệ: cử nhân hành chính, cao học hành chính, tiến sĩ hành chính; các lớp bồi dưỡng cho chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp;
- Tư vấn về đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho các tổ chức trong và ngoài khu vực nhà nước;
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn với sự tham gia, hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước.
Cơ cấu tổ chức gồm
- Phó Trưởng khoa phụ trách              : TS Nguyễn Thị Hồng Hải
- Phó khoa                                           : TS. Ngô Thành Can
- Thư ký khoa                                      : Tô Thùy Đức
- Khoa gồm 2 bộ môn:
+ Bộ môn Quản lý nguồn nhân lực tổ chức:
                                    - Trưởng bộ môn          : ThS Nguyễn Thị Thanh Thủy
                                    - Phó Trưởng bộ môn   : ThS Nguyễn Hồng Hoàng
                                                                          ThS Lê Cẩm Hà
+ Bộ môn Quản lý và phát triển tổ chức bộ máy nhà nước
                                    - Trưởng bộ môn         : ThS Phan Văn Nhự
                                    - Phó Trưởng bộ môn  : ThS Phan Anh Hồng
Điện thoại        : 37.734. 581
Email               : khoatcns_napa@yahoo.com
 Thành tích tiêu biểu
- Tập thể: Hàng năm đều đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc.
- Cá nhân: Hầu hết các cá nhân đều đạt danh hiệu Lao động tiên tiến. Một số giảng viên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp Học viện, được tặng thưởng Bằng khen của Giám đốc Học viện, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Tên chuyên ngành do Khoa đào tạo:
Chuyên ngành Tổ chức quản lý và nhân sự.
3. Đội ngũ các nhà khoa học, giảng viên tham gia giảng dạy chuyên ngành
Khoa có tổng số 22 giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy chuyên ngành. Trong đó:
- PGS.TS : 01 người
- TS          : 02 người
- Thạc sỹ  : 12 người
- Cử nhân  : 07 người
 Ngoài ra Khoa còn có đội ngũ giảng viên kiêm chức là các  nhà khoa học  và các nhà hoạt động thực tế rất am hiểu và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý tổ chức và nhân sự ở cả khu vực công và tư.
4. Mục tiêu đào tạo
4.1 Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản lý Tổ chức và Nhân sự thuộc chuyên ngành hành chính học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về quản lý tổ chức và nhân sự trong tổ chức, đặc biệt là trong các tổ chức thuộc khu vực công. Sau khi học xong chương trình sinh viên:
-         Có thể vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế quản lý tổ chức và nhân sự trong điều kiện của một tổ chức cụ thể.
-         Có thể vận dụng, xử lý các tình huống quản lý cụ thể trong lĩnh vực quản lý tổ chức và nhân sự
4.2 Mục tiêu riêng
Về kiến thức
-         Hiểu được các lý thuyết tổ chức cơ bản nói chung và tổ chức hành chính nhà nước nói riêng, vận dụng giải thích các hiện tượng, sự việc diễn ra trong quản lý tổ chức;
-         Nắm vững các kiến thức cơ bản về quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức hành chính nhà nước, về các nội dung quy trình hoạt động cụ thể như đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm…
Về kỹ năng:
-         Có khả sử dụng  kỹ thuật phân tích tổ chức để xây dựng đề án thiết kế thay đổi tổ chức
-         Có khả năng thực hiện đươc các kỹ năng cần thiết trong quản lý  nhân sự như: lập kế hoạch nhân sự, phân tích hồ sơ , phỏng vấn tuyển dụng, xây dựng tiêu chí đánh giá thực thi, thiết kế và đánh giá đào tạo...
-         Phát triển các kỹ năng mềm cần thiết cho sự thành công của bản thân trong quá trình phát triển chức nghiệp
-         Có khả năng xử lý các tình huống quản lý cụ thể trong lĩnh vực quản lý tổ chức và nhân sự
Về thái độ:
-         Thừa nhận vai trò của nguồn nhân lực  trong sự phát triển của tổ chức.
-         Chủ động đưa ra những sáng kiến nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tổ chức và nguồn lực con người trong tổ chức
5.     Đối tượng đào tạo
Các sinh viên đã thi đỗ đầu vào hệ cử nhân chính quy của Học viện Hành chính có  nguyện vọng theo học chuyên  ngành về Quản lý Tổ chức và nhân sự.

6.     Phương pháp đào tạo
Trong quá trình đào tạo các giảng viên sẽ sử dụng các phương pháp và công cụ giảng dạy tích cực như thuyết trình, thảo luận nhóm, bài tập tình huống, bài tập nhóm nhằm phát triển tính sáng tạo và khả năng giải quyết các vấn đề một cách chủ động.
Trong quá trình học tập ngoài những buổi học lý thuyết trên lớp sinh viên còn được tham gia các buổi học thực tế tại các địa phương để tìm hiểu và củng cố kiến thức đã được học trong chuyên ngành Tổ chức quản lý và nhân sự.

7. Cơ hội nghề nghiệp và phát triển cá nhân
Sau khi ra trường sinh viên chuyên ngành Tổ chức quản lý và nhân sự:
- Có thể làm việc trong cả khu vực nhà nước và tư nhân.
- Đủ kiến thức và kỹ năng làm để hoạt động trong nghề nhân sự
- Có thể phát triển các kỹ năng để thành công trong công việc.
- Có thể tiếp tục tham các khóa học ở bậc cao hơn (Thạc sỹ, Tiến sỹ) tại Học viện Hành chính và các trường Đại học khác trong và ngoài nước.

    8. Chương trình đào tạo

CÁC MÔN CƠ SỞ NGÀNH
STT
Tên môn học
Số ĐVHT
1
Phân tích và thiết kế tổ chức
3
2
Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức
4
3
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3


CÁC MÔN BẮT BUỘC
STT
Tên môn học
Số ĐVHT
1
Quản lý nhân sự hành chính nhà nước
3
2
Quản lý và phát triển tổ chức hành chính nhà nước
3
3
Thống kê trong quản lý nhân sự
3
4
Tổ chức lao động khoa học
3
5
Lương và các hình thức tạo động lực làm việc
3
6
Các nguyên tắc xác định định biên
3

CÁC MÔN TỰ CHỌN
STT
Tên môn học
Số ĐVHT
1
Văn hóa tổ chức hành chính nhà nước
3
2
Quản lý sự thay đổi trong tổ chức
3
3
Lý thuyết tổ chức
3
4
Hành vi tổ chức
3
5
Quản lý  chiến lược nguồn nhân lực
3
6
Nguồn nhân lực quốc tế
3
7
Lập kế hoạch và công tác quản lý thời gian
3
8
Đánh giá và trả lương theo kết quả thực thi công việc
3
9
Pháp luật về việc làm trong khu vực công
3