Bài giảng môn QLNN về xã hội


Giáo trình
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ HỘI
(75 tiết)

 Năm 2011

 Xem bài giảng Slide

1. Thời lượng môn học

        - Lên lớp: 65 tiết

- Thảo luận và kiểm tra: 10 tiết

2. Mục đích môn học

- Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về xã hội và quản lý nhà nước về xã hội;

- Hình thành thái độ và ý thức trách nhiệm cho sinh    viên trong quá trình học tập và thực thi nhiệm vụ sau khi ra trường.

- Hình thành kỹ năng quản lý nhà nước về xã hội cho sinh viên.

3. Đối tượng nghiên cứu của môn học

- Các quy luật hình thành, vận động và phát triển xã hội;

 

- Nội dung, phương pháp và hình thức quản lý xã hội của Nhà nước.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu môn học

Phương pháp luận:

- Lý thuyết hệ thống và các thành quả có liên quan của các môn khoa học khác

- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

 

Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

      - Phương pháp phân tích tài liệu;

      - Phương pháp tổng hợp tài liệu.

       


5. Yêu cầu của môn học

- Người dạy

+ Nghiên cứu thiết kế bài giảng, chuẩn bị tình huống và nội dung thảo luận, những vấn đề cho sinh viên ôn tập.

 

- Người học

+ Tham dự các bài giảng và tham gia thảo luận, nắm vững nội dung bài giảng;

+ Chuẩn bị các câu hỏi theo yêu cầu của giảng viên.

6. Cấu trúc môn học

Chương 1: Tổng quan về xã hội và QLNN về xã hội

 

Chương 2: Các học thuyết QLNN về xã hội

 

Chương 3: Nội dung và phương thức QLNN về xã hội

 

Chương 4: Đổi mới quản lý nhà nước về xã hội

 

Chương 5: Quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực xã hội

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ HỘI

1.1. Xã hội

 

1.2. Quản lý xã hội

 

1.3. Quản lý nhà nước về xã hội

1.1. Xã hội

1.1.1. Xã hội – Bản chất và mục tiêu

1.1.2. Một số khái niệm liên quan

1.1.1. Xã hội – Bản chất và mục tiêu

  Quan điểm của triết học Mác – Lê Nin:

Xã hội là hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất. Hình thái vận động này lấy con người và sự tác động lẫn nhau giữa con người làm nền tảng. Xã hội biểu hiện tổng thể những mối liên hệ và quan hệ của cá nhân, là sản phẩm của sự tương tác qua lại giữa những con người

  Theo quan niệm của J.Fichter:

Xã hội là một tập thể có tổ chức gồm những người sống cùng với nhau trên cùng lãnh thổ chung, hợp tác với nhau thành các nhóm để thoả mãn những nhu cầu căn bản cùng chia sẻ một nền văn hoá chung và hoạt động như một đơn vị xã hội riêng biệt

 

Bản chất của xã hội

- Các hình thức tổ chức xã hội thích ứng với từng giai đoạn vận động của xã hội;

 

- Hệ thống hành động của các cá nhân, nhóm và tổ chức xã hội nhằm những mục tiêu nhất định của mình;

 

- Hệ thống các quan hệ xã hội qua lại giữa các cá nhân, nhóm và tổ chức xã hội trong hành động xã hội hằng ngày;

 

- Tác động qua lại của các cá nhân, nhóm và các tổ chức xã hội nhằm giảm thiểu các xung đột xã hội

Mục tiêu của xã hội

Giúp cho con người:

        -  Tồn tại an toàn

        -  Phát triển lâu bền

1.1.2. Một số khái niệm liên quan

Quan hệ xã hội

Quan hệ xã hội được hình thành từ tương tác xã hội. Những tương tác này có xu hướng lặp đi lặp lại, ổn định, tạo thành quan hệ xã hội.

 

- Các dạng quan hệ xã hội

+ Các quan hệ vật chất

+ Các quan hệ phi vật chất - quan hệ tinh thần

1.1.2. Một số khái niệm liên quan

Cơ cấu xã hội

- Theo Ian Robertson

Là mô hình của các quan hệ giữa các thành phần cơ bản trong hệ thống xã hội. Những thành phần này tạo nên bộ khung cho tất cả xã hội loài người, mặc dầu tính chất của các thành phần và các quan hệ giữa chúng biến đổi từ xã hội này đến xã hội khác

- Theo các nhà khoa học Việt Nam:

Là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất định; là sự thống nhất tương đối bền vững của hai mặt: các thành phần xã hội và các quan hệ xã hội; là "bộ khung" của mọi xã hội. 

- Các thành phần quan trọng của cơ cấu xã hội

+ Nhóm:

Là một tập hợp người có liên hệ với nhau theo một kiểu nhất định

 

+ Vị thế:

Là một chỉ số tổng quát xác định vị trí của một cá nhân hay nhóm xã hội trong hệ thống các quan hệ xã hội

 

+ Vai trò:

Là tập hợp các chuẩn mực hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị thế nhất định

 

 

+ Thiết chế xã hội:

Là một tập hợp các vị thế và vai trò có chủ định nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội quan trọng

 

+ Mạng lưới xã hội:

Là một cấu trúc được thiết lập bởi các cá nhân hoặc tổ chức tồn tại ở các vị trí tương đối ổn định trong cấu trúc đó tạo thành các nút” được kết nối với nhau bằng một hay nhiều quan hệ cụ thể và phụ thuộc lẫn nhau

 

- Đặc trưng của cơ cấu xã hội

Đặc trưng của cơ cấu xã hội phi giai cấp

- Phương thức sản xuất là quan hệ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra;

- Hình thái tổ chức xã hội là cộng đồng thị tộc, bộ lạc hay liên minh bộ lạc chủ yếu dựa trên quan hệ huyết thống;

- Mọi người đều bình đẳng, chưa có giai cấp;

- Các chức vụ trong cộng đồng do toàn thể các thành viên bầu ra dựa trên uy tín, tài đức, kinh nghiệm và sự cống hiến;

 

   Đặc trưng của  cơ cấu xã hội có giai cấp

- Hệ thống các giai cấp và tầng lớp xã hội tồn tại khách quan, hoạt động hợp pháp trong chế độ xã hội nhất định, chủ yếu là thông qua những mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, về quản lí, về phân phối, về địa vị chính trị xã hội giữa các giai cấp và tầng lớp;

 

- Xu hướng biến đổi cấu trúc xã hội có giai cấp:

+ Sự xích lại gần nhau từng bước giữa các giai cấp, tầng lớp về mối quan hệ với tư liệu sản xuất;

+ Sự xích lại gần nhau về tính chất lao động giữa các giai cấp, tầng lớp;

 

 

 

 

+ Sự xích lại gần nhau về mối quan hệ phân phối tư liệu tiêu dùng giữa các giai cấp và tầng lớp;

+ Sự xích lại gần nhau về tiến bộ về đời sống tinh thần giữa các giai cấp, tầng lớp.

 

- Những vấn đề có tính quy luật của sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp:

+ Được quy định bởi biến động cơ cấu kinh tế, cụ thể là cơ cấu ngành nghề kinh tế, thành phần kinh tế, cơ chế hành chính, kinh tế - xã hội;

+ Xu hướng phát triển cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ mang tính đa dạng và thống nhất;

 

 

  Nội dung của cơ cấu xã hội

Quyền lực xã hội:

Là một dạng quan hệ xã hội biểu hiện ở khả năng một cá nhân hoặc một nhóm điều khiển hành vi, thái độ, quan điểm của cá nhân khác, nhóm khác

Chuẩn mực xã hội:

Là những yêu cầu, những tiêu chuẩn hành vi do xã hội mong muốn, đặt ra và đòi hỏi mọi người phải tuân thủ trong suy nghĩ và hành động

Giá trị xã hội:

Là những tình cảm, những thái độ, hành vi được chuẩn mực xã hội đánh giá rất cao, rất quan trọng mà con người trong xã hội thường hướng vào lúc đó để hành động và đạt lấy

 

Biến đổi xã hội

Là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian

 

- Đặc điểm của biến đổi xã hội

- Biến đổi xã hội là hiện tượng phổ biến, nhưng nó diễn ra không giống nhau giữa các xã hội;

 

- Biến đổi xã hội khác biệt về thời gian và hậu quả;

 

- Biến đổi xã hội vừa có tính kế hoạch, vừa có tính phi kế hoạch.  

- Nhân tố và điều kiện của sự biến đổi xã hội

  Các nhân tố:

  - Môi trường vật chất;

  - Kỹ thuật - Công nghệ mới;

  - Sức ép dân số;

  - Giao lưu văn hóa;

  - Xung đột xã hội;

  - Cấu trúc xã hội mới;

  - Tư tưởng;

 

  Các điều kiện: thời gian; hoàn cảnh xã hội; nhu cầu của xã hội

Phân tầng xã hội

Là sự phân chia nhỏ xã hội thành các tầng khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị nghề nghiệp, học vấn, kiểu dáng nhà ở, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử, thị hiếu nghệ thuật.

- Đặc điểm của phân tầng xã hội

  Phân tầng xã hội diễn ra ở nhiều khía cạnh như chính trị, kinh tế, địa vị xã hội, học vấn;

  Phân tầng xã hội có phạm vi tòan cầu;

  Phân tầng xã hội tồn tại theo lịch sử, theo các thể chế chính trị khác nhau;

  Phân tầng xã hội tồn tại trong các nhóm dân cư, giai cấp, tầng lớp xã hội.

 

- Nguyên nhân dẫn đến sự phân tầng xã hội

 

- Chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, từ đó hình thành giai cấp và xung đột giai cấp xuất hiện và đẩy nhanh quá trình phân tầng xã hội;

 

- Quá trình phân công lao động đã dẫn đến sự phân tầng một cách tự nhiên

 

Vấn đề xã hội

Là những vấn đề xuất hiện từ các quan hệ xã hội có tác động, ảnh hưởng hoặc đe doạ đến sự phát triển bình thường của con người và cộng đồng dân cư cũng như chất lượng cuộc sống của họ đòi hỏi xã hội phải có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc giải quyết theo hướng có lợi cho sự tồn tại và phát triển bền vững của cộng đồng.

 

Công bằng xã hội

Là sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của con người trong mọi quan hệ xã hội và thiết chế xã hội mà cốt lõi là sự bình đẳng về thông tin, kinh tế, chính trị và pháp luật.

 

 

Tiến bộ xã hội

Là mức độ xã hội tăng lên cả về lượng cũng như về chất các hoạt động và quan hệ xã hội theo chuẩn mực được tuyệt đại đa số trong xã hội và nhân loại đương đại chấp nhận và theo đuổi.

 

Phát triển xã hội

Là sự tăng trưởng xã hội nhưng cấu trúc các yếu tố xã hội đã được điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng nhằm làm cho các đặc trưng xã hội được khẳng định thêm

 

 

1.2. Quản lý xã hội

1.2.1. Khái niệm

     Khái niệm quản lý xã hội được tiếp cận theo 2 cách:

- Là hoạt động quản lý các tổ chức xã hội phi nhà nước, không chịu sự chi phối trực tiếp bởi quyền lực nhà nước hay Chính phủ

- Là cách thức tổ chức đời sống xã hội vì mục tiêu chung

Ø Như vậy, quản lý xã hội là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của chủ thể quản lý xã hội lên xã hội và các khách thể có liên quan, nhằm duy trì và phát triển xã hội theo các đặc trưng và các mục tiêu mà các chủ thể quản lý đặt ra phù hợp với xu thế phát triển khách quan của lịch sử

 

 

1.2.2. Mục tiêu quản lý xã hội

  Thiết lập các tiêu chuẩn, các chỉ báo xã hội;

 

  Phân loại các vấn đề xã hội;

 

  Áp dụng các phương pháp quản lý một cách khoa học để giải quyết các vấn đề xã hội;

 

  Lập kế hoạch về việc thực hiện các quan hệ xã hội và các quá trình xã hội;

 

  Dự báo xã hội.

1.2.3. Các yếu tố của quản lý xã hội

  Đối tượng của quản lý xã hội:

Là con người cùng với các hoạt động và các quan hệ của cộng đồng con người trong xã hội cùng các nguồn tài nguyên khác.

 

  Khách thể quản lý xã hội:

Các thế lực của các xã hội khác thông qua sự hội nhập khu vực và thế giới cùng các tác động của thiên nhiên

 

  Chủ thể quản lý xã hội:

Các thế lực của giai cấp thống trị xã hội (tiêu biểu là Nhà nước) và truyền thống, tập quán của dân tộc.

1.3. Quản lý nhà nước về xã hội

1.3.1. Khái niệm

1.3.1.1. Quản lý nhà nước

- Là hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước để nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước;

- Là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nước, bao gồm: lập pháp, hành pháp và tư pháp, để thực thi quyền lực nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật

1.3.1.2.  Quản lý nhà nước về xã hội

Là sự tác động liên tục, có tổ chức của chủ thể quản lý xã hội (Nhà nước) lên xã hội và các khách thể có liên quan, nhằm duy trì và phát triển xã hội theo các đặc trưng và các mục tiêu mà nhà nước/chủ thể quản lý đặt ra, phù hợp với xu thế phát triển khách quan của lịch sử

1.3.2. Chủ thể và khách thể quản lý nhà nước về xã hội

1.3.2.1. Chủ thể

Chủ thể quản lý nhà nước về xã hội là Nhà nước - một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên trách để làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội nhằm thực hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong xã hội xã hội chủ nghĩa

       

   Nội dung của chủ thể quản lý nhà nước về xã hội

Chủ thể quản lý nhà nước về xã hội là nhà nước. Nhà nước bao gồm 2 nội dung, đó là thiết chế nhà nước và thể chế nhà nước.

 

-Thiết chế nhà nước:bao gồm những quy định, luật lệ của nhà nước của xã hội buộc mọi người trong xã hội phải tuân theo. Thiết chế nhà nước nhằm bảo đảm cho nhà nước thc hiện đầy đủ, có hiệu lực các chức năng, nhiệm vụ mà tầng lớp thống trị và nhu cầu khách quan của xã hội đặt ra

 

+ Nội dung chủ yếu của thiết chế nhà nước bao gồm: các nguyên tắc tổ chức nhà nước, hệ thống các cơ quan nhà nước và các nguyên tắc hoạt động của nhà nước nhằm thực hiện quyền lực nhà nước  

 

- Thể chế hoạt động của Nhà nước

 

Là định hướng và phương thức hoạt động của nhà nước nhằm thực hiện thành công các định hướng của mình trong quá trình quản lý xã hội. Nó chỉ rõ nguồn gốc của quyền lực nhà nước, nêu rõ ai là người thực hiện các quyền lực đó, sự phân bố ba quyền trong quyền lực nhà nước (chế độ chính trị), hệ thống luật pháp nhà nước

 

- Thể chế hành chính nhà nước

Là toàn bộ các yếu tố cấu thành hành chính nhà nước để hành chính nhà nước hoạt động quản lý nhà nước một cách hiệu quả, đạt được mục tiêu của quốc gia

+ Các yếu tố cấu thành:

* H thng các cơ quan hành chính nhà nước t Trung ương đến cơ s    

* H thng các văn bn pháp lut ca Nhà nước điu chnh s phát trin kinh tế xã hi trên mi phương din, đảm bo xã hi phát trin n định, an toàn, bn vng.

  

 

* H thng các văn bn pháp lut quy định nhim v, quyn hn, thm quyn ca các cơ quan hành chính nhà nước t Trung ương đến tn cơ s  

 

* H thng các văn bn quy định chế độ công v và các quy chế công chc

 

* H thng các chế định v tài phán hành chính

 

* H thng các th tc hành chính nhm gii quyết các quan h gia nhà nước vi công dân và vi các t chc xã hi

 

 + Vai trò thể chế hành chính nhà nước

*cơ sở pháp lý của quản lý hành chính nhà nước

 

* Là cơ sở để xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước thực hiện các chức năng quản lý nhà nước đã được phân công

 

* Là cơ sở xác lập nhân sự trong các cơ quan hành chính nhà nước

 

 * Là cơ sở xây dựng quan hệ cụ thể giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và các tổ chức xã hội

 

+ Nội dung của thể chế hành chính nhà nước

 *  Thể chế quyền lực hành chính

 

 *  Thể chế đầu não Chính phủ

 

 *  Thể chế Chính phủ Trung ương

 

1.3.2.2. Khách thể quản lý nhà nước về xã hội

 

Khách thể quản lý nhà nước về xã hội là thế giới khách quan

 

 

1.3.3. Đặc điểm quản lý nhà nước về xã hội

Một là, quản lý nhà nước về xã hội rất khó khăn và phức tạp

 

- Đối tượng bị quản lý rất lớn và rất phức tạp

 

- Sự hội nhập và quá trình toàn cầu hoá trên nhiều lĩnh vực khác nhau > các hoạt động quản lý xã hội của mỗi quốc gia đều bị ràng buộc chặt chẽ vào nhau, việc quản lý xã hội của mỗi quốc gia này chịu sự tác động, chi phối của các quốc gia khác

 

 

Hai là, quản lý nhà nước về xã hội mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức rất cao và có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các dân tộc.

Ba là, quản lý nhà nước về xã hội có mục tiêu, chiến lược, chương trình và kế hoạch.

Bốn là, quản lý nhà nước về xã hội là hoạt động có tính liên tục, tính kế thừa và ổn định

Năm là, quản lý nhà nước về xã hội vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật

Sáu là, quản lý nhà nước về xã hội mang tính thẩm thấu, tính lan truyền

Bảy là, quản lý nhà nước về xã hội là sự nghiệp của toàn dân và xã hội

1.3.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước về xã hội

Quản lý nhà nước về xã hội  đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng;

 

  Nhân dân tham gia quản lý và giám sát sự hoạt động của hành chính nhà nước theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”;

 

  Được tiến hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ;

 

  Quản lý bằng pháp luật và tuân thủ pháp luật ;

 

 

 

  Kết hợp quản lý theo ngành (lĩnh vực) và quản lý theo lãnh thổ;

 

  Phân định hoạt động quản lý hành chính nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế của Nhà nước và hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp;

 

  Công khai.

 

 

 

 

Câu hỏi ôn tập chương 1

Chương 2
CÁC HỌC THUYẾT VỀ QUẢN LÝ XÃ HỘI

      2.1. Học thuyết đức trị

      2.2. Học thuyết pháp trị

      2.3. Học thuyết nhân trị

      2.4. Học thuyết dân trị

      2.5. Học thuyết thiên trị

      2.6. Học thuyết vượng trị

      2.7. Học thuyết kỹ trị

      2.8. Học thuyết bức trị

      2.9. Học thuyết liên trị

      2.10. Học thuyết tâm lý - xã hội

    2.11. Học thuyết quản lý hành chính

 

 

 

2.1. Học thuyết đức trị

      2.1.1. Khổng Tử (551 - 478 TCN)

      Là đại biểu của quan niệm quản lý cổ điển của phương Đông; triết gia nổi tiếng Trung Hoa cổ.

Khổng Tử đưa ra hai nguyên tắc quản lý xã hội:

-Nhà lãnh đạo phải thành thực, phải nêu gương để dân chúng noi theo;

-- Phải dùng người tốt, cần phải dùng người chính trực, bỏ hết kẻ gian tà.

2.1. Học thuyết đức trị

2.1.2. Quan niệm của Platon (427-347)

     Tên thật là Aristoclès. Sinh trong một gia đình dòng dõi quý tộc tại đô thị Nhã điển (Athènes).

     Là đại biểu cho tư tưởng quản lý cổ điển của phương tây - đề cao đức trị;

     Ông viết rất nhiều tác phẩm triết học và chính trị có giá trị cho nhân loại tập hợp những đoạn đối thoại về bản chất của tình yêu, của cái đẹp, về nhận thức luận, về hồi tưởng và phê phán quan niệm nhận thức cảm tính.

 

2.1.2. Quan niệm của Platon (427-347)

         Quan điểm về tổ chức xã hội và giáo dục con người

     Trong quản lý, Platon coi trọng vấn đề về tổ chức xã hội và giáo dục con người và đề cao vai trò của nhà lãnh đạo trong xã hội

         Quan điểm về hình thức nhà nước

     Theo ông có Có hai hình thức nhà nước: Hình thức quân chủ và hình thức quí tộc, nếu dung hòa được hai chế độ này con người sẽ có nhà nước lý tưởng.

         Quan điểm về sự phân công lao động trong xã hội

     Platon cũng đưa ra quy luật sự đa dạng hóa một cách cân đối trong lao động trên cơ sở của ba yếu tố:

 - Sự đa dạng nhu cầu của con người;

 - Sự đa dạng về năng lực lao động;

 - Sự đa dạng của các loại hình lao động.

2.1.2. Quan niệm của Platon (427-347)

      Kết luận:

      Platon cũng là người đầu tiên đưa ra lý luận về tổ chức nô dịch theo nghề nghiệp. Vệc quản lý xã hội sẽ qui về việc thiết chế hóa nghề nghiệp;

     Các quan niệm chính trị - xã hội của Platon còn nhiều mâu thuẫn và hạn chế, song ông vẫn là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ;

     Ông có công lớn trong việc nghiên cứu các vấn đề ý thức xã hội, khẳng định vai trò của nó trong việc hình thành nhân cách và ý thức cá nhân của con người;

     Những nghiên cứu về quản lý xã hội của ông cũng là nguồn tư liệu để các nhà tư tưởng thế hệ sau kế thừa và phát triển.

2.2. Học thuyết pháp trị

      2.2.1. Quan niệm của Thương Ưởng

      Thương Ưởng (cùng thời với Khổng Tử), Tuân Tử (315 - 230 TCN), Hàn Phi Tử (280 - 233 TCN) và ngày nay là các học thuyết về Nhà nước pháp quyền đang được nhiều quốc gia sử dụng ;

 

      Là đại biểu cho tư tưởng quản lý cổ điển của phương Đông - pháp trị;

   

       

2.2. Học thuyết pháp trị

      2.2.2. Quan niệm của Hàn Phi Tử (280 - 233 TCN)

      Hàn Phi Tử còn được gọi là Hàn Phi là học giả nổi tiếng Trung Quốc cuối thời Chiến quốc theo trường phái pháp gia. Hàn Phi sống cuối đời Chiến quốc, trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung Hoa;

      Là đại biểu của quan niệm quản lý cổ điển của phương Đông;

      Tư tưởng chủ yếu của Hàn Phi là thuyết Pháp trị.  

       

2.2.2. Quan niệm của Hàn Phi Tử

         Quan niệm về bản chất con người trong xã hội

     Giáo dục, thuyết phục không thể là phương tiện thay đổi tính ác của con người thành tính thiện được, mà phải lấy cái ác để chế ngự cái ác.

     Ông đứng trên quan điểm vị lợi của con người để giải thích về mọi quan hệ xã hội, kể cả quan hệ huyết thống.

     Ông cũng giải thích lòng vị kỷ, vụ lợi của con người lấy cơ sở là những chuẩn mực giá trị mà xã hội coi trọng, đó chính là hệ thống chuẩn mực giá trị liên quan tới quyền lợi vật chất, địa vị xã hội như tiền bạc, nhà cửa ruộng vườn, chức tước, quan lại.

2.2.2. Quan niệm của Hàn Phi Tử

         Quan niệm về người lãnh đạo

   Lãnh đạo là phải nắm vững nghệ thuật sử dụng và duy trì quyền lực;

   Nhà lãnh đạo trị vì đất nước cũng phải biết cách dùng người, dụng nhân như dụng mộc, tập hợp quanh mình bầy tôi giỏi để có thể trị quốc an dân.

   Một trong những bài học quan trọng nhất đối với nhà lãnh đạo là phải hiểu được lòng dân

 

 

 

2.2.2. Quan niệm của Hàn Phi Tử

         Quan niệm về quan hệ giữa người cai trị và kẻ bị trị

     Người cai trị có thể thực hiện ý muốn của mình đối với kẻ bị trị bất chấp sự chống đối

     Hàn Phi coi trọng quyền lực của nhà lãnh đạo;

     Đánh giá năng lực người quản lý, Hàn Phi nêu 3 mức:

     - Bậc vua thấp kém dùng hết khả năng mình;

     - Bậc vua trung bình dùng hết sức của người, của nhân dân;

     - Bậc vua cao hơn dùng hết trí của người, lúc đó vua như là thần;

     Hạn chế trong tư tưởng của Hàn Phi  chính là mô hình quản lý pháp trị cứng nhắc theo một trật tự quyền lực từ cao nhất đến thấp nhất trong bậc thang quyền lực

 

2.2.2. Quan niệm của Hàn Phi Tử

         Quan niệm về những yếu tố chính trong quản lý xã hội

     Triết lý chính trị của Hàn Phi, bắt nguồn từ tư tưởng "Phú quốc cường binh" với ba yếu tố chính trong quản lý xã hội:

     - Pháp là pháp luật do người cầm quyền cao nhất  đặt ra; nội dung chính yếu của pháp lệnh là Thưởng và Phạt; nguyên tắc là kịp thời; dễ hiểu, dễ thi hành; công bằng và bênh vực kẻ yếu; được thực thi như nhau đối với tất cả mọi người, mọi tầng lớp dưới vua.

     - Thuật là kỹ năng cai trị của nhà lãnh đạo.

     - Thế là mối quan hệ về mặt quyền lực giữa người thống trị và kẻ bị trị

2.2. Học thuyết pháp trị

      2.2.3.Quan niệm của Machiavelli (sinh ngày 3 tháng 5 năm 1469 -  mất ngày 21 tháng 6 1527)  

     Niccolò di Bernardo dei Machiavelli sinh ra trong một gia đình quý tộc đã phá sản, trưởng thành là một nhà ngoại giao, nhà triết học chính trị, nhạc gia, nhà thơ, nhà soạn kịch;

     Là đại biểu cho tư tưởng quản lý cổ điển của phương Tây-pháp trị;

      Là một nhân vật của thời phục hưng Italia và là nhân vật trung tâm của bộ máy chính trị nước Ý thời Phục Hưng.

     

2.2. Học thuyết pháp trị

         Quan điểm về nhà nước và người lãnh đạo

        Machiavelli cho rằng có hai loại nhà nước:

        Loại nhà nước thứ nhất là áp đặt được quyền lực hay không áp đặt được quyền lực lên dân chúng - về bản chất một là nhà nước cộng hoà,

        Loại nhà nước thứ hai là quyền lực tối cao tập trung trong tay một người, có thể do cha truyền con nối - nếu dòng họ quân vương trị vì trong một thời gian dài hoặc do thành lập mới.

        Hai nguyên tắc khi một nhà lãnh đạo lên nắm quyền:

    -Một là cần noi theo kinh nghiệm lịch sử của các nước khác, kết hợp với điều kiện cụ thể của nước mình để xây dựng thể chế nhà nước thích hợp.

    -Hai là nhà lãnh đạo khi dựng nước phải dựa vào năng lực của chính mình, đặt trọng tâm xây dựng lực lượng của mình.

    

2.2. Học thuyết pháp trị

         Quan điểm về vấn đề đối ngoại và xây dựng chính quyền

    Bàn về lãnh vực đối ngoại, nhà lãnh đạo không thể giữ thế trung lập.

    Ðối với vấn đề xây dựng chính quyền, tôn trọng và nghe theo lời khuyên của cố vấn và cộng sự, nhưng nhà lãnh đạo không được để họ lèo lái mình.

    Kết luận:

    Machiavelli  không ảo tưởng, không thành kiến mà tỏ ra thực tế hơn. Những quan điểm của Machiavelli xuất hiện trong giai đoạn lịch sử phức tạp nên trong đó có nhiều nội dung được đánh giá trái ngược nhau.

 

2.3. Học thuyết nhân trị

        Theo thuyết này, việc quản lý xã hội lệ thuộc chủ yếu vào các nhà đứng đầu nhà nước và một số   phần tử ưu việt đặc biệt, đó là giới có chức quyền        và thế lực khác của xã hội;

2.3.1. Quan niệm của Khổng Tử (551 – 479 TCN)

    Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni sống vào thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc;

    Là đại diện quan niệm quản lý cổ điển của phương đông-thuyết nhân trị;

 

2.3.1. Quan niệm của Khổng Tử

         Quan niệm về người lãnh đạo

     Khổng Tử coi trọng thuyết nhân trị;

     Tư tưởng nhân trị chủ trương dùng đạo đức để làm nền tảng cho xã hội, hơn là hình pháp;

     Khổng Tử cho rằng giai tầng lãnh đạo trong xã hội phải là bậc chính nhân quân tử hội tụ đủ trí, nhân, dũng.

     Quân tử phải đạt được ba đức: "nhân - trí – dũng » ;

     Quan điểm này của ông cho tới giờ vẫn không lạc hậu. 

2.3.1. Quan niệm của Khổng Tử

         Quan niệm về đào tạo giáo dục cán bộ quản lý

     Quan điểm của ông trong vấn đề đào tạo cán bộ quản lý phải thông qua các giai đoạn như : tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

     Nhà lãnh đạo được chọn lựa và đề bạt dựa trên năng lực và phẩm cách đạo đức chứ không phải theo giai cấp hay huyết thống.

     Kết luận:

     Những quan điểm về quản lý của Khổng Tử có nội dung rất phong phú và luôn thâm nhập, tác động, chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội;

     Hạn chế của đạo Khổng là còn tồn tại một số tư tưởng nghiêm khắc, bảo thủ trái với những xung đột tự nhiên của con người. 

2.3.2. Quan niệm của Mạnh Tử (372–289 TCN)

     Mạnh Tử có một số tài liệu khác ghi là 385–303/302 TCN, là nhà triết học Trung Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử;

     Là đại diên quan niệm quản lý cổ điển của phương đông-nhân trị;

     Ông được xem là ông tổ thứ hai của nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử).

2.3.2. Quan niệm của Mạnh Tử

         Quan niệm về người lãnh đạo

     Trong quan điểm về người lãnh đạo, lấy nhân đức làm nguyên tắc chỉ đạo chính trị;

         Quan niệm về đào tạo giáo dục người lãnh đạo

     Theo Mạnh Tử, quá trình đào tạo những nhà lãnh đạo có tài cao, đức rộng là quá trình thử thách, tôi luyện gian khổ.

         Quan niệm về mối quan hệ giữa người lãnh đạo và quần chúng nhân dân

     Mạnh Tử quan tâm đến phương pháp giáo dân của nhà lãnh đạo

Kết luận:

     Dù có những hạn chế khách quan và chủ quan, song đường lối đức trị của Nho giáo từ Khổng Tử tới Mạnh Tử lấy nhân nghĩa làm gốc, coi trọng vai trò của dân đã thể hiện những quan điểm nhân bản sâu sắc.

2.4. Học thuyết dân trị

     Việc quản lý xã hội phải do chính người dân quyết định, họ là các tế bào xã hội; từng tế bào mạnh và chúng lại được tổ chức đồng thuận với nhau thì làm cho xã hội phát triển mạnh mẽ nhất.

     Học thuyết dân trị cũng có nhiều nhánh khác nhau:

     - Nhánh thứ nhất đòi hỏi phải để cho mọi công dân được tự do và thực hiện dân chủ tuyệt đối; đại diện cho nhánh này thời cổ xưa là Lão Tử (604 - 517 TCN);

     - Nhánh thứ hai cũng đề cao vai trò của công dân nhưng vẫn có sự quản lý điều hành của Nhà nước.

2.5. Học thuyết thiên trị

      Đại diện cho học thuyết này, thời cổ xưa có thể kể đến Trang Tử (365 – 290 TCN) và ngày nay là chủ nghĩa hiện sinh, là thói sống buông thả mang tính bản năng của con người;

     Theo thuyết này, sự vận hành biến đổi xã hội là do các thế lực siêu nhiên quyết định (trời, phật, chúa, đức thánh, quy luật tự nhiên v.v) không cần có sự can thiệt của con người.

     Học thuyết thiên trị có hai nhánh lớn.

     - Nhánh thứ nhất, cho xã hội tồn tại, suy vong, hoặc phát triển là do các lực lượng siêu nhiên vốn có của loài người quyết định;

     -Nhánh thứ hai, do xã hội biến đổi do các thế lực thần thánh quyết định.

2.6. Học thuyết vượng trị

     Thuyết này cho rằng cốt lõi của sự phát triển xã hội là do các hoạt động kinh tế đưa lại, xã hội giàu có là tiêu thức quyết định kết quả hoạt động quản lý xã hội.

     Có người cho giàu có về kinh tế chủ yếu là tạo ra sự phồn vinh của xã hội;

     Nhiều học giả lại cho sự giàu có về kinh tế chính là việc phải xem trọng các ngành kinh tế tạo ra được công cụ hiện đại trang bị cho mọi ngành kinh tế xã hội khác

2.7. Học thuyết kỹ trị

     Học thuyết quản lý theo khoa học của Frederick Winslow Taylor

     Frederick Winslow Taylor (1856 - 1916) xuất thân là một công nhân cơ khí ở Mỹ, ông đã giữ các chức vụ đốc công, kỹ sư trưởng, tổng công trình sư;

     Ông đã hình thành thuyết Quản lý theo khoa học, mở ra “kỷ nguyên vàng” trong quản lý ở Mỹ;

 

 

      -Nội dung, phương pháp quản lý của Taylor dựa trên các nguyên tắc sau:

     + Xác định một cách khoa học khối lượng công việc hàng ngày của công nhân viên với các thao tác và thời gian cần thiết để bố trí quy trình công nghệ phù hợp và xây dựng định mức cho từng phần công việc.

     + Lựa chọn công nhân viên thành thạo từng việc, thay cho công nhân viên “vạn năng” Mỗi công nhân được gắn chặt với một vị trí làm việc theo nguyên tắc chuyên môn hoá cao độ.

     + Thực hiện chế độ trả lương theo số lượng sản phẩm và chế độ thưởng vượt định mức nhằm khuyến khích nỗ lực của công nhân.

     + Phân chia công việc quản lý, phân biệt từng cấp quản lý.

                       

     - Quan điểm của Taylor trong một số vấn đề:

     + Quan điểm về mối quan hệ của giới chủ và công nhân:

     + Quan điểm về tiêu chuẩn hóa công việc:

     + Quan điểm về chuyên môn hóa lao động:

     + Quan điểm về yếu tố kinh tế trong lý thuyết quản lý theo khoa học:

      Kết luận :

     Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, nhưng lý thuyết quản lý theo khoa học đã đặt nền móng rất cơ bản cho lý thuyết quản lý nói chung,;

     Các thuyết quản lý và trường phái quản lý khác vừa kế thừa thành tựu đó, vừa nâng cao những nhân tố mới để đưa khoa học quản lý từng bước phát triển hoàn thiện hơn.

2.8. Học thuyết bức trị

     Đại diện cho thuyết này là Dương Chu (395 - 335 TCN) một nhà học giả cũng thuộc phái đạo gia;

     Theo thuyết này, nhân tố quyết định đến kết quả pháp luật xã hội là bạo lực, là uy vũ để khuất phục người khác;

        Thế giới ngày nay vẫn đang phải chứng kiến học thuyết cưỡng trị mà nhiều nước thiếu văn minh đã và đang thực thi  

2.9. Học thuyết liên trị

     Đây là học thuyết pháp luật xã hội, cho rằng phải dựa vào sự liên kết giữa các sức mạnh của các cộng đồng trong xã hội ở trong nước và sự liên kết giữa các lực lượng của quốc gia nước ngoài.

     Học thuyết liên trị đã được các nước sử dụng từ thủa xa xưa cho đến nay.

     Tô Tần đã từng đưa ra kế sách hợp tung 6 nước: Triệu, Tề, Sở, Hàn, Ngụy, Yên để chống lại nước Tần;

     Ngày nay các khối liên kết kinh tế, quân sự, chính trị (NATO, SNG, ASEAN v.v.) đã không ngừng phát huy tác dụng của mình.

2.10. Học thuyết tâm lý - xã hội

2.10.1. Học thuyết quản lý của Mary Parker Follett

     Mary Parker Follett (1868 - 1933) sinh ra ở bang Massachusetts, Mỹ, tốt nghiệp trường Cao đẳng Radcliffe, Mỹ năm 1898;

     Bà làm việc với tư cách một nhân viên xã hội, một nhà tư vấn quản lý trong nhiều năm;

      Là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết tổ chức và hành vi tổ chức;

     Nội dung lý thuyết quản lý của Mary Parker Follett tập trung vào nội hàm vấn đề quản lý và giải quyết mâu thuẫn trong mỗi tổ chức xã hội.

    

2.10.1. Học thuyết quản lý của Mary Parker Follett

         Quan niệm về quản lý

     Mary Parker Follett cho rằng “quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác”

     Bà quan tâm đến một số chủ đề trong quản lý như sau:

     + Ra mệnh lệnh

     + Quyền lực và thẩm quyền

     + Trách nhiệm tích luỹ

     + Lãnh đạo và điều khiển

     


2.10.1.
Học thuyết quản lý của Mary Parker Follett

         Quan niệm về giải quyết mâu thuẫn trong mỗi tổ chức xã hội

     Trong quản lý, có ba phương pháp cơ bản để giải quyết vấn đề mâu thuẫn :

     + Áp chế mâu thuẫn

     + Thỏa hiệp mâu thuẫn

     + Thống nhất mâu thuẫn

     Kết luận:

     Thuyết quản lý của Mary Parker Follett quan tâm đến yếu tố tâm lý trong việc ra quyết định và điều hành các hoạt động;

     Không lạm dụng quyền lực.

     Song thuyết quản lý của Mary Parker Follett mới chỉ đề cập một số nội dung cụ thể, chưa đủ khái quát để trở thành một thuyết hoàn chỉnh.


2.10.2. Lý thuyết về quản lý của Elton Mayo
(1880- 1949)


     George Elton John Mayo là một nhà tâm lý học, xã hội học người Úc, chủ trương phát triển lý thuyết quản lý trên cơ sở nền tảng lý thuyết tổ chức;

     Elton Mayo rất nổi tiếng với những thử nghiệm tại Hawthorne Works;

     Những thử nghiệm Hawthorne được tiến hành nhằm chỉ ra tầm quan trọng của ảnh hưởng nhóm tới hành vi của cá nhân trong công việc.

    

2.10.2. Lý thuyết về quản lý của Elton Mayo

Kết luận:

     Đóng góp của Elton Mayo chính là kết quả nghiên cứu về điều kiện làm việc, quan hệ sản xuất, bầu không khí làm việc mang tính người, tính xã hội cao.

     Là một phát hiện lớn của Mayo về lý thuyết quản lý.

 

2.11. Học thuyết quản lý hành chính

2.11.1. Học thuyết quản lý hành chính của Max Weber (1864-1920)

     Maximilian Carl Emil Weber (1864 –1920) là nhà kinh tế chính trị học và xã hội học người Đức,

     Ông được nhìn nhận là một trong bốn người sáng lập ngành xã hội học và quản trị công đương đại.

     Một trong những đóng góp giá trị của Max Weber trong xã hội học quản lý chính là lý thuyết về sự tổ chức trong xã hội hiện đại với khái niệm cơ bản của nó là bộ máy nhiệm sở (Bureaucracy) – hay còn gọi là bộ máy quan liêu.

 

      - Các đặc trưng cơ bản của bộ máy quan liêu:

     + Bộ máy quan liêu gồm các lĩnh vực được xác định và chính thức hóa.

     + Hoạt động của bộ máy quan liêu phải có tính liên tục, có quy tắc cụ thể, ổn định tương đối, toàn diện tương đối.

     + Trong bộ máy quan liêu có hệ thống quyền lực trên dưới rõ ràng, cấp dưới phải phục tùng cấp trên.

     + Hoạt động của bộ máy quan liêu được tiến hành trên cơ sở văn bản thành văn.

     + Hoạt động của các bộ phận chuyên môn trong bộ máy quan liêu đòi hỏi có sự đào tạo chuyên gia cẩn thận.

     + Việc công, việc tư và thu nhập của cá nhân trong bộ máy quan liêu phải minh bạch, rõ ràng.

     + Các vị trí trong bộ máy quan liêu không thể bị người đương nhiệm chiếm đoạt (không thể thừa kế, bán…)

 

- Nguyên tắc đối với nhà quản lý trong bộ máy quan liêu:

     + Tương ứng với vị trí và quyền hạn trong bộ máy quan liêu, nhà quản lý phải phát huy đầy đủ công suất làm việc của mình.

     + Nghĩa vụ của nhà quản lý trong bộ máy quan liêu bị giới hạn dưới dạng các tiêu chuẩn phi nhân cách (khách quan, không phụ thuộc vào cá nhân nào).

     + Nhà quản lý không được lạm quyền trong khi thực hiện các chức năng được phân cho mình.

    

 

  + Các công cụ quyền lực mà nhà quản lý sử dụng để gây ảnh hưởng bị giới hạn một cách nghiêm ngặt và các điều kiện sử dụng chúng được xác định một cách chặt chẽ.

     + Quyền và các nghĩa vụ của mỗi quan chức là phần của một hệ thống thứ bậc dọc, với các quyền giám sát và kháng nghị.

     + Các quan chức không sở hữu các nguồn lực cần thiết để thực hiện các chức năng được giao nhưng phải có trách nhiệm giải trình về việc sử dụng các nguồn lực này.

 

2.11.2. Học thuyết quản lý hành chính của Henry Fayor (1841 - 1925)

     Henri Fayol là người Pháp nhưng sinh tại khu ngoại ô của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ nơi cha ông - một kỹ sư giám sát công trình xây dựng.

     Quan điểm về quản lý: thuyết Fayol đã giải đáp khá rõ ràng là nội hàm của khái niệm quản lý. Công việc quản lý bao gồm năm chức năng:

     + Xây dựng kế hoạch;

     + Tổ chức;

     + Điều khiển;

     + Phối hợp;

     + Kiểm tra. 

Kết luận:

     Ưu điểm nổi bật là tạo được kỷ cương trong tổ chức. Song thuyết Fayol chưa chú trọng đầy đủ các mặt tâm lý và môi trường lao động, đồng thời chưa đề cập đến mối quan hệ với bên ngoài doanh nghiệp

 

Câu hỏi ôn tập chương 2

Chương 3
 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ HỘI

3.1. Nội dung quản lý nhà nước về xã hội

 

3.2. Phương thức quản lý nhà nước về xã hội

3.1. Nội dung quản lý nhà nước về xã hội

3.1.1. Xây dựng chiến lược, chương trình quản lý nhà nước về xã hội

3.1.2. Xây dựng thể chế quản lý nhà nước về xã hội

3.1.3. Xây dựng và tổ chức thực thi chính sách xã hội

3.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xã hội

3.1.5. Đội  ngũ cán bộ quản lý nhà nước về xã hội

3.1.6. Hỗ trợ và thu hút nguồn lực quản lý nhà nước về xã hội

3.1.7. Tổng kết, đánh giá kết quả quản lý nhà nước về xã hội

3.1.8. Kiểm tra, kiểm soát quản lý nhà nước về xã hội

 

 

 

         Xây dựng chiến lược

ü  Chiến lược phát triển là một hình thức của chính sách xác định các mục tiêu cơ bản, lâu dài của sự phát triển xã hội và các điều kiện để thực hiện các mục tiêu đó.

      Chiến lược phát triển xã hội quyết định những phương hướng lâu dài, dự kiến cho nhiều năm của nền kinh tế quốc dân và dự kiến giải quyết những vấn đề xã hội trên qui mô lớn

ü  Những quan điểm phát triển của chiến lược

      - Quan điểm phát triển xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa

      - Quan điểm về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế

      - Quan điểm về kinh tế thị trường

      - Quan điểm về xây dựng một xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa 

      - Quan điểm về xây dựng và phát triển xã hội bền vững

 

ü  Kết cấu chiến lược

      - Phân tích thực trạng xã hội, các vấn đề xã hội

     

      - Đánh giá những giải pháp chiến lược hiện hành

     

      - Lựa chọn mục tiêu là  lộ trình thực hiện mục tiêu chiến lược

     

      - Xây dựng các chương trình, dự án và chính sách

     

      - Tổ chức thực hiện chiến lược

     

      - Xử lý thông tin, đánh giá kết quả thực hiện   

 

     

      - Chương trình là những dự kiến hoạt động theo một trình tự nhất định và trong một thời gian nhất định

      - Dự án là một hoạt động nhằm triển khai các hoạt động đã được đề ra trong chương trình

     

 

 

- Chương trình:

+ Bối cảnh ra đời của chương trình;

+ Sự cần thiết của chương trình;

+ Xác định các mục tiêu chương trình;

+ Xác định các hoạt động của chương trình;

+ Xác định dự án của chương trình;

+ Xác định nguồn lực cho chương trình;

+ Xác định lộ trình thực thi chương trình;

+ Phân cấp quản lý và tổ chức thự thi chương trình

 

 

- Dự án:

 

+ Những phân tích cần tiến hành khi xây dựng dự án;

 

+ Xây dựng tóm lược văn kiện dự án: Bối cảnh dự án, sự cần thiết của dự án, mô tả các mục tiêu của dự án (dài hạn, trước mắt), đầu vào cần thiết của dự án, các yếu tố tác động đến kết quả, những rủi ro,các nghĩa vụ quan trọng, trách nhiệm,mối quan hệ của dự án với các dự án khác,nguồn lực tài chính và các  nguồn lực khác cần thiết của dựa án,qui định báo cáo, đánh giá, tính pháp lý của dự án, các phụ lục cần thiết,…

 

 

 

         Rà soát để xây dựng mới hay nâng cấp, bổ sung, sửa đổi các văn bản do Quốc hội, Thường vụ Quốc hội ban hành để đảm bảo, phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước và xu hướng của thời đại

         Rà soát, hoạch định hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản qui phạm do cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị, chính trị xã hội ban hành nhằm đưa các văn bản pháp quy được khả thi trong đời sống xã hội

         Xây dựng và thực hiện các chương trình đổi mới cơ chế, khuôn khổ pháp lí và các thể chế cần thiết để quản lí xã hội của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

         Đổi mới quy trình, đảm bảo tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của các cơ quan nhà nước, của cán bộ công chức thực thi công vụ

         Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính.

 

 

      Chính sách là các quyết định của Nhà nước về một hay một số vấn đề nào đó. Đó là một chuỗi các hoạt động cần giải quyết bởi các nhà quản lý về các vấn đề xã hội để điều hành và quản lý xã hội phát triển.

 

- Một là, quan điểm nhân văn

 

- Hai là, quan điểm lí luận gắn với thực tiễn

 

- Ba là, quan điểm lịch sử

 

- Bốn là, quan điểm phát triển toàn diện, bền vững

 

- Năm là, quan điểm hệ thống, đồng bộ

 

- Sáu là, quan điểm xã hội hóa, thể chế hoá

 

      Thống nhất giữa thúc đẩy tăng trưởng và giải quyết tôt các vấn đề xã hội

      Phải trên cơ sở chiến lược phát triển đất nước

      Phát huy cao độ sức mạnh của nhà nước, cộng đồng và đối tượng của chính sách

      Chính sách phải hướng vào việc giải quyết những vấn đề cơ bản, tạo ra nền tảng vững chắc cho sự ổn định phát triển xã hội

      Giải quyết các vấn đề xã hội phải luôn gắn với thời đại, quốc tế, hướng vào mục tiêu chung của nhân loại về phát triển xã hội

      Phải thể hiện vai trò của chính sách thực hiện chức năng quản lí nhà nước

 

      Quy trình xây dựng chính sách

      - Bước 1: Lựa chọn và xác định phương pháp tiếp cận

 

      - Bước 2: Tiến hành nghiên cứu khoa học hình thành luận cứ

 

      - Bước 3: Nghiên cứu mô hình và tổng kết kinh nghiệm thực          tiễn

 

      - Bước 4: Xây dựng các đề án chính sách trình nhà nước

 

      - Bước 5: Phê duyệt  đề án chính sách và ban hành

 

 

- Bước 1: Chuẩn bị triển khai

+ Lập cơ quan chỉ đạo

+ Ra văn bản hướng dẫn

+ Lập kế hoạch triển khai

+ Tổ chức tập huấn

- Bước 2: Tổ chức triển khai thông qua các kênh truyền tải

+ Xây dựng thẩm đinhvà phê duyệt các dự án

+ Vận hành quỹ xã hội

+ Phối hợp các ngành địa phương, các tổ chức quần chúng, NGOs

+ Phát triển hệ thống  sự nghiệp hoặc dịch vụ xã hội

- Bước 3: Kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện chính sách

 

     

 

      Tổ chức hành chính là một tổ chức hay một bộ phận của tổ chức để thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ quản lý đạt tới những mục tiêu nhất định.

         Cơ cấu tổ chức bộ máy

      Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hành chính nhà nước không có tổ chức chuyên biệt độc lập chỉ chuyên thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xã hội. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xã hội là nhiệm vụ của cả hệ thống tổ chức bộ máy hành chính

       Chức năng QLNN về XH của các Bộ, Ngành và các cấp hành chính địa phương có sự khác nhau.

3.1.5. Đội  ngũ cán bộ quản lý nhà nước về xã hội

  Khái niệm

Là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một nhiệm vụ thường xuyên, làm việc trong bộ máy nhà nước, được phân loại theo trình độ được đào tạo, ngành nghề chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách

 

3.1.5.2. Đội ngũ cán bộ QLNN về xã hội

 

         Đặc điểm

      -  Đội ngũ công chức vừa thừa vừa yếu;

 

      - Trình độ chuyên môn thấp, yếu tin học, kém ngoại ngữ;

 

      -  Kém thích nghi với sự thay đổi của xã hội;

 

      -  Ý thức tổ chức kỷ luật, kỷ cương chưa cao;

 

      -  Thu nhập chưa đáp ứng đủ trang trải cho nhu cầu cuộc sống.

 

         Các yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ

 

- Có trình độ chính trị, tư duy cao, trung thành với chủ nghĩa xã hội, với chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh;

 

- Có trình độ tri thức về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, lý luận QLNN; kiến thức chung về chính trị, kinh tế, pháp luật, xã hội, tâm lý;

 

- Các yêu cầu về thực hành, kỹ năng xử lý công việc;

 

- Các yêu cầu về định hướng

3.1.6. Hỗ trợ và thu hút nguồn lực

         Khái niệm   

      Hỗ trợ về nguồn lực là sự hỗ trợ về tài chính, về nhân tài, về vật lực hay kỹ thuật - công nghệ

 

      Thu hút về nguồn lực là làm cho mọi sự chú ý vào các vấn đề xã hội, các hoạt động xã hội của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm lôi cuốn sự tham gia hoặc sự hỗ trợ hay ủng hộ về nhân lực, về vật chất, kỹ thuật hay tinh thần

 

         Sự cần thiết hỗ trợ nguồn lực

      - Thất nghiệp, phân hoá giàu nghèo, mù chữ và tái mù chữ, tệ nạn xã hội;

 

      - Biến đổi khí hậu, gây nhiều thiệt hại

 

      - Giải quyết công bằng xã hội

 

      - Các chương trình, chính sách và hoạt động xã hội không có thu hoặc thu thấp 

 

      - Những hoạt động và chính sách xã hội nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội

 

         Những nội dung hỗ trợ

      - Duy trì tổ chức bộ máy và đảm bảo cho các hoạt động thường xuyên

 

      - Thực hiện các chương trình, đề án, dự án thuộc chức năng quản lý nhà nước

 

      - Thực hiện các chương trình, dự án xã hội

 

      - Trợ cấp xã hội cho các nhóm yếu thế

 

      - Hỗ trợ cứu trợ, rủi ro, bất trắc, thiên tai, địch họa

 

      - Hỗ trợ các tổ chức xã hội, cá nhân thực hiện dự án xã hội

 

      - Đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở nuôi dưỡng xã hội

 

      - Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội hoạt động

 

      - Thực hiện đào tạo hay hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực làm công tác xã hội

 

      - Hỗ trợ, tổ chức và khảo sát nghiên cứu hoạt động xã hội ở nước ngoài

 

      - Hỗ trợ nhân lực tham gia các dự án xã hội của quốc tế ở cộng đồng

 

      - Hỗ trợ các dự án xã hội bằng nguồn viện trợ của tổ chức quốc tế.

 

 

         Thu hút nguồn lực

- Nguồn lực:

        - Nguồn tài chính;

        - Nhân lực

        - Thiết bị kĩ thuật

        - Phương tiện hoạt động        

        - Vật chất

 

- Nguồn thu hút:

        Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

 

 

 

- Hình thức thu hút:

      - Trong nước:

+ Vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc tham gia vào các chương trình, dự án xã hội

+ Tổ chức quyên góp

+ Lập các quỹ xã hội qua các kênh thông tin đại chúng

+ Vận động đóng góp qua Mặt trận tổ quốc

     - Từ nước ngoài:

+ Thông qua các kênh phương tiện thông tin đại chúng, sứ quán hoặc các tổ chức của người Việt, gốc Việt ở nước ngoài

+ Thông qua các dự án hỗ trợ mang tính cộng đồng (giải quyết việc làm, hỗ trợ trẻ em lang thang,…)

3.1.7. Tổng kết, đánh giá kết quả quản lí nhà nước về xã hội

         Khái niệm

      Tổng kết là nhìn lại toàn bộ việc đã làm khi đã kết thúc hoặc sau một năm, mỗi thời kì xác định để có sự đánh giá chung, rút ra những kết luận chung

      Đánh giá là việc nhận định để xác định ưu điểm, nhược điểm, kết quả và các nguyên nhân của ưu, nhược điểm hay kết quả đó

 

         Nội dung tổng kết quản lý nhà nước về xã hội

 

      Thành lập khuôn khổ pháp lý

 

      Thành lập bộ máy quản lý hiệu quả

 

      Tổ chức triển khai các hoạt động xã hội theo pháp luật

 

      Đầu tư và hỗ trợ nguồn lực, thu hút nguồn lực

 

      Soạn thảo ban hành qui chế và hệ thống hỗ trợ tài chính

 

 

         Nội dung tổng kết quản lý nhà nước về xã hội

 

      Việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội

 

      Phát triển giáo dục,y tế, mạng lưới an sinh xã hội

       

      Việc đảm bảo an ninh lương thực

 

      Việc phát triển khả năng của quốc gia về mặt nghiên cứu, triển khai các hoạt động xã hội

 

      Việc phát huy hệ thống chính trị dân chủ, minh bạch

 

 

         Đánh giá và xác định nguyên nhân

      - Là những hoạt động QLNN về xã hội

 

      - Nội dung đánh giá:

      + Xác định ưu điểm: kết quả và mức độ đã làm được, tác động đối

      + Xác định những tồn tại: những việc và mức độ chưa làm được, tác động đối với xã hội

 

      - Nguyên nhân:

      + Chủ quan và khách quan

 

         Xác định phương hướng

      Định ra phương hướng hoạt động cho thời kì tới

 

3.1.8. Kiểm tra, kiểm soát

         Khái niệm

      Kiểm tra hành chính:  Biện pháp hành chính mang tính quyền lực NN, do cơ quan hành chính NN hay người có thẩm quyền tiến hành nhằm phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân để xử lí kịp thời đảm bảo trật tự QLNN trong mọi lĩnh vực

      Kiểm soát: Hoạt động chức năng được thực hiện bởi các cơ quan HCNN có thẩm quyền tác động lên đối tượng quản lí trên cơ sở kiểm tra, giám sát và xem xét, đánh giá việc thực thi pháp luật, phát huy những yếu tố tích cực, đồng thời xử lí các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lí nền HCNN, bảo vệ lợi ích NN, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

 

         Hình thức kiểm tra, kiểm soát

      Kiểm tra chức năng: là hoạt động kiểm tra do các cơ quan quản lí ngành hay lĩnh vực thực hiện đối với các cơ quan, tổ chức đơn vị không trực thuộc mình về mặt tổ chức trong việc chấp hành pháp luật, đường lối chính sách và các qui tắc quản lí ngành hay lĩnh vực mình quản lí thống nhất trong cả nước

 

      Kiểm tra nội bộ: nhiệm vụ, chức năng của mọi cơ quan quản lí nhà nước chỉ thực hiện kiểm tra trong nội bộ ngành, một cơ quan hay tổ chức do thủ trưởng cơ quan quản lí tiến hành.

 

 

         Nội dung kiểm tra, kiểm soát

      Việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch nhà nước

 

      Xem xét, kiến nghị với cấp có thẩm quyền giải quyết hoặc giải quyết theo thẩm quyền  những sai phạm

 

      Trong phạm vi thẩm quyền, chỉ đạo về tổ chức và hoạt động kiểm tra đối với cơ quan, tổ chức hữu quan

 

      Kiến  nghị với cơ quan NN những vấn đề QLNN về xã hội cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định

3.2. Phương thức quản lý nhà nước về xã hội

3.2.1. Phương pháp quản lý nhà nước về xã hội

 

3.2.2. Hình thức quản lý nhà nước về xã hội

3.2.1. Phương pháp quản lý nhà nước về xã hội

 

     Phương pháp quản lý xã hội của nhà nước là tổng thể các cách thức tác động có chủ đích và có thể có của nhà nước đối với các hoạt động và quan hệ xã hội của các chủ thể xã hội nhằm đạt được mục tiêu  quản lý xã hội đặt ra.

 

 

ü  Đặc điểm

     - Do các chủ thể quản lý nhà nước về xã hội tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình

 

     - Là cách thức thực hiện quyền lực nhà nước trong quản lý

 

     - Những phương pháp quản lý của bộ máy nhà nước được thể hiện dưới những hình thức quản lý nhà nước về XH nhất định và được tiến hành trong giới hạn do pháp luật quy định

 

ü  Yêu cầu đối với phương pháp quản lý nhà nước về xã hội

 

- Có khả năng quản lý các lĩnh vực chủ yếu của QLNN

- Đa dạng, thích hợp để tác động lên những đối tượng khác nhau

- Có tính hiện thực

- Có khả năng đem lại hiệu quả cao

- Mềm dẻo và linh hoạt

- Có tính sáng tạo

- Hoàn toàn phù hợp với đường lối chính trị, quy định chương trình quản lý trong từng giai đoạn cụ thể.

 

         Phương pháp thuyết phục

 

      - Cách tác động về mặt tư tưởng, tình cảm, ý thức, trách nhiệm, niềm tin của Nhà nước đối với công dân trong xã hội để tạo ra sự đồng thuận và động cơ làm việc tích cực cho xã hội, nhằm thực hiện thành công các mục tiêu quản lý được xác định trong khuôn khổ Hiến pháp, luật pháp và thể chế xã hội

 

      - Trong quản lý nhà nước về xã hội,  phương pháp thuyết phục còn được hiểu và coi là phương pháp vận động tuyên truyền

 

  Phương pháp cưỡng chế

      - Là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những cá nhân, tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định buộc cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện hay không thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức hoặc tự do thân thể của cá nhân đó

 

      - Cưỡng chế nhà nước là sự bắt buộc phải tuân theo bằng sức mạnh quyền lực nhà nước

Phương pháp hành chính


      - Các cách tác động mang tính pháp quyền của Nhà nước lên các hoạt động và các quan hệ xã hội nhằm hướng các hành vi xã hội đạt tới mục tiêu quản lý xã hội đề ra

 

      - Là phương thức tác động tới cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý bằng cách quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ qua những mệnh lệnh dựa trên quyền lực nhà nước và phục tùng

 

      - Phương pháp này bao hàm cả hai nhân tố: thuyết phục và cưỡng chế

Phương pháp kinh tế

      - Các cách tác động có chủ đích và bằng các biện pháp chi phối trực tiếp lên các lợi ích (vật chất và phi vật chất) của công dân để tác động lên các hoạt động và các mối quan hệ vì mục tiêu xã hội đã được đặt ra

 

      - Là phương pháp dùng đòn bẩy kinh tế, nhằm động viên cá nhân, tập thể tích cực lao động sản xuất, phát huy tài năng sáng tạo, hoàn thành nhiệm vụ được giao với năng suất chất lượng hiệu quả cao, bảo đảm kết hợp chặt chẽ lợi ích chung của xã hội và lợi ích riêng của người lao động

3.2.2. Hình thức quản lý nhà nước về xã hội

     Hình thức quản lý nhà nước về xã hội là cách thức kết hợp các hoạt động và các quan hệ xã hội của các chủ thể xã hội vì mục tiêu phát triển xã hội nhất định

         Các hình thức quản lý nhà nước về xã hội

        - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

        - Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật

        - Thực hiện các hoạt động khác mang tính pháp lý

        - Tiến hành các hoạt động tổ chức trực tiếp

        - Thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kỹ thuật

 

3.2.3. Công cụ quản lý nhà nước về xã hội

         Khái niệm:

     Công cụ quản lý nói chung là tất cả mọi phương tiện mà chủ thể quản lí sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra

 

 

          Nguyên tắc:

- Tiến hành phân tích về hiện trạng phát triển của xã hội, mức độ chênh lệch giữa hiện trạng và mục tiêu quản lí, hiệu quả của công cụ sử dụng trước đây, phản ứng và mức độ tiếp thu của đối tượng quản lí đối với công cụ quản lí, điều kiện đòi hỏi của công cụ quản lí sẽ được áp dụng

-  Đánh giá đầy đủ các thuộc tính của bản thân mục tiêu quản lí, mối quan hệ tương hỗ giữa các mục tiêu quản lí cũng như mối quan hệ giữa mục tiêu quản lí và công cụ quản lí.

-  Xem xét đầy đủ đặc điểm của bản thân công cụ quản lí, so sánh và tổng hợp ưu điểm và khuyết điểm của các loại công cụ quản lí, dự kiến mức độ tác dụng và thời gian hiệu lực của công cụ quản lí được đưa ra áp dụng.

 

         Các công cụ quản lý nhà nước về xã hội

 

ü  Pháp luật

- Là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và cộng đồng xã hội, do nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ, nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển xã hội theo các đặc trưng đã định

 

- Chức năng: điều chỉnh, bảo vệ và giáo dục để đảm bảo và phát triển xã hội theo mục tiêu và phương hướng nhất định.

 

ü  Chính sách

        - Là một trong những công cụ chủ yếu để quản lý xã hội

 

        - Mỗi chính sách là một tập hợp các giải pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình đạt đến các mục tiêu chung của sự phát triển kinh tế - xã hội

 

        - Một chính sách thường bao gồm: các mục tiêu cần đạt và các giải pháp cần áp dụng để thực hiện mục tiêu

 

ü  Kế hoạch

-  Nghĩa hẹp: phương án hành động trong tương lai;

-    Nghĩa rộng: quá trình xây dựng, chấp hành, giám sát và kiểm tra việc thực hiện phương án hành động trong tương lai.

- Kế hoạch gồm nhiều nội dung và loại hình: 

        + Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

        + Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

        + Kế hoạch trung hạn (3 năm, 5 năm)           

      + Kế hoạch hàng năm

        + Chương trình

        + Dự án          

       + Đề án

        + Ngân sách

 

ü  Tài sản quốc gia

       

      -  Nghĩa rộng: tất cả nguồn lực của đất nước;

  Nghĩa hẹp: nguồn vốn và các phương tiện vật chất - kĩ thuật mà nhà nước có thể sử dụng để quản lý xã hội.

 

      - Bao gồm:

        + Công sở

        + Công khố

        + Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

        + Các doanh nghiệp nhà nước

        + Các nhà khoa học hàng đầu của đất nước

        + Hệ thống thông tin nhà nước

 

ü  Các quyết định hành chính nhà nước

 

     Là sản phẩm trí tuệ của các nhà lãnh đạo và các công chức nhà nước để điều hành, quản lý xã hội, thể hiện ý chí của Nhà nước bằng các mệnh lệnh mang tính đơn phương của quyền hành pháp nhà nước, nhờ đó tiến hành phát triển xã hội được thuận lợi

    

   Các quyết định đúng đem lại hiệu quả, niềm tin, sự gắn bó dân tộc. Các quyết định sai sẽ là tổn thất, đổ vỡ, thậm chí sụp đổ của cả một chế độ xã hội.

 

ü  Các lực lượng chuyên chính

     - Các lực lượng vũ trang cốt lõi bao gồm quân đội và công an

     - Các liên minh quân sự, các liên kết khu vực và quốc tế

 

 

Câu hỏi ôn tập chương 3

Chương 4
ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ HỘI

      4.1. Sự cần thiết đổi mới quản lý nhà nước về xã hội

 

      4.2. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về xã hội

 

      4.3. Quan điểm và định hướng đổi mới quản lý nhà nước về xã hội

 

      4.4. Quy trình đổi mới quản lý nhà nước về xã hội

4.1. Sự cần thiết đổi mới quản lý nhà nước về xã hội

         Việc quản lý xã hội của nhà nước là một sự nghiệp lớn lao, phức tạp với nhiều biến động

 

         Giải quyết các vấn đề xã hội ngày càng trở thành một nội dung quan trọng trong hoạt động của nhà nước ở các quốc gia trên thế giới

 

         Ba trụ cột chính của sự phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường

 

         Vấn đề xã hội cũng là một trong những yếu tố quan trọng của phát triển bền vững.

 

         Nhận thức mới về phát triển trong thế giới hiện đại:

        - Phát triển không chỉ là tăng trưởng kinh tế mà còn là phát triển xã hội công bằng và tiến bộ xã hội.

        - Tăng trưởng kinh tế không tự nó giải quyết được tất cả các vấn đề xã hội và không tự nó dẫn đến tiến bộ xã hội.

        - Thế giới hiện đại không chỉ là kinh tế thị trường mà còn là cái gì cao hơn đó là tiến bộ xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

        - Trung tâm phát triển là phát triển con người, để cho con người tiến tới cái chân, thiện, mỹ.

 

         Việc quản lý xã hội của Nhà nước, theo nhận thức mới về phát triển trong thế giới hiện đại chịu tác động của các nhân tố  chủ yếu:

        + Một là, xuất phát từ bối cảnh và đặc trưng của xã hội hiện đại

 

        + Hai là, đảm bảo sự đồng thuận của xã hội

 

        + Ba là, đảm bảo hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về xã hội

 

        + Bốn là, hạn chế những yếu tố cản trở đến quá trình phát triển của xã

4.2. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về xã hội

      4.2.1. Thể chế lãnh đạo và quản lý

        Tác động này rất quan trọng, nhìn từ nhiều chiều cạnh, trong đó có chiều cạnh xã hội của phát triển.

 

      4.2.2. Các nguồn lực

        Nguồn lực và chất lượng nguồn nhân lc là một tập hợp các điều kiện vật chất và tinh thn, tạo nên nguồn lực tổng hợp, đó là văn hóa đối với phát triển.

 

      4.2.3. Sự chuyển tiếp từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp theo hướng hiện đại

        Đây là bước chuyển tiếp khó khăn, kéo dài không chỉ vài ba thập kỷ, đụng chạm tới toàn xã hội cũng như mọi mặt của cuộc sống và đương nhiên tới cả bộ máy nhà nước.

 

      4.2.4. Sự vận hành nền kinh tế thị trường trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa

        Quá trình hội nhập quốc tế đặt ra không ít vấn đề mới mẻ đối với bộ máy nhà nước. Sơ bộ có thể hình dung những vấn đề sau:

        - Do phải tuân thủ những quy định chung và những cam kết quốc tế nên sự chủ động của nhà nước ta trong việc xây dựng pháp luật về kinh tế phần nào đó bị thu hẹp

 

        - Thể theo những quy định và cam kết quốc tế về hội nhập

 

        - Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn,

       

 

        - Khi nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì phải chịu tác động nhanh, mạnh của những chuyển biến trên thị trường thế giới,

        - Hội nhập kinh tế đặt ra những vấn đề mới về xã hội, về an ninh quốc phòng

 

4.2.5. Các yêu cầu xây dựng xã hội dân chủ

-    Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; xây dựng dân chủ cơ sở

- Xây dựng nhận thức của nhà nước và nhân dân về xã hội dân chủ.

- Xây dựng, hoàn thiện, nhân rộng cơ chế tự đóng góp, tự chủ tự quản dịch vụ công.

 

 

4.2.6. Các yêu cầu hoàn thiện những yếu tố cơ bản của quản lý nhà nước về xã hội

- Yếu tố xã hội: Con người là mục đích, động lực và lực lượng của quá trình phát triển xã hội.

- Yếu tố chính trị: là định hướng của quản lý.

- Yếu tố tổ chức: là một khoa học về sự thiết lập các mối quan hệ của con người để thực hiện công việc quản lý.

- Yếu tố thông tin: là điều kiện và căn cứ quản lý.

4.3. Quan điểm và định hướng đổi mới quản lý nhà nước về xã hội

4.3.1. Quan điểm

        Phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,

     

 

4.3.2. Định hướng

 

         Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hoà với phát triển kinh tế

 

         Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân

 

         Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội

 

         Hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế cung ứng dịch vụ công cộng

 

         Thực hiện tốt các chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập nhằm khuyến khích và phát huy cao nhất năng lực của người lao động

 

4.4. Quy trình đổi mới quản lý nhà nước về xã hội

      4.4.1. Thu nhận và xử lý thông tin

        Thường xuyên thu nhận các tín hiệu của sự đổi mới, tính toán, cân nhắc đúng thời điểm để tiến hành việc đổi mới quản lý.

 

      4.4.2.  Xác định các cơ hội và thách thức

        Phân tích mức độ của các nhân tố tạo ra sự bế tắc hoặc phát triển đột biến. Đây là khâu rất quan trọng trong đổi mới quản lý nhà nước về xã hội.

        Cân nhắc tương quan lực lượng giữa một phía là thuận lợi là nguồn lực và một phần là khó khăn, trở ngại để chọn ra giải pháp mới thích hợp.

 

4.4.3. Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện

- Nêu rõ mục tiêu cần đạt

 

- Chỉ rõ phương thức tiến hành, chọn rõ khâu đột phá và chuỗi các công việc phải làm

 

- Lường rõ khó khăn, thuận lợi để đối phó

 

- Nêu rõ nguyên tắc đổi mới

 

- Tổ chức lực lượng thực hiện

 

 

       4.5. Nội dung đổi mới quản lý nhà nước về xã hội

4.5.1. Đổi mới việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về xã hội

4.5.2. Sử dụng triệt để, có hiệu quả, đúng đối tượng tác động của các công cụ quản lý nhà nước về xã hội

4.5.3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về xã hội

4.5.4. Hoàn thiện việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xã hội

4.5.5. Đổi mới phương thức làm việc của cơ quan lập pháp

4.5.6. Chuyển nội dung của chính sách xã hội thành các chương trình, dự án có mục tiêu

4.5.7. Lồng ghép các chương trình, dự án về xã hội vào các chương trình, dự án về kinh tế và các lĩnh vực khác   

 

 

 

 

 

Câu hỏi ôn tâp chương 4

Chương 5
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC XÃ HỘI

5.1. Quản lý nhà nước về văn hóa

5.2. Quản lý nhà nước về giáo dục

5.3. Quản lý nhà nước về tôn giáo

5.4. Quản lý nhà nước về dân tộc

5.5. Quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường

5.6. Quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ

5.7. Quản lý nhà nước về y tế

5.8. Quản lý nhà nước về DS - KHHGD

5.9. Quản lý Nhà nước về lao động việc làm

 

 

5.1.1. Khái niệm

      Quản lý nhà nước về văn hóa là việc thông qua những giải pháp về pháp luật, thể chế, chính sách, kế hoạch của nhà nước để quản lý các giá trị vật chất và tinh thần; quản lý những hoạt động văn hoá  tạo thành các giá trị văn hoá mới và quản lý con người, nhằm đưa văn hoá phát triển đúng hướng theo đường lối chủ trương của Đảng, mặt khác đảm bảo cho quyền tự do dân chủ trong hoạt động và sáng tạo văn hoá, xác lập vai trò, vị trí của văn hóa trong sự phát triển của dân tộc

 

 

 

5.1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về văn hóa

        Vai trò của văn hoá đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội

        Văn hoá là lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị lợi dụng;

        Thách thức về QLNNVH trong giai đoạn hiện nay

-         Nguy cơ về sự thay đổi quan niệm sống, lối sống đi ngược với giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình hội nhập

-         Thương mại trong văn hoá nếu không kiểm soát chặt chẽ dễ bị chi phối bởi yếu tố thị trường, làm thay đổi chức năng của văn hoá

-         Hoạt động QLVH còn  chưa gắn kết với hoạt động thực tiễn, chưa bao quát trên mọi phương diện văn hoá vì trình độ quản lý còn lạc hậu, yếu kém;

 

 

 

5.1.3. Quan điểm, định hướng phát triển văn hóa

         Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội

         Phát huy tinh thần tự nguyện, tính tự quản và năng lực làm chủ của nhân dân trong đời sống văn hoá; Phát huy  tiềm năng, khuyến khích sáng tạo, tạo ra những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật

         Xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hoá, chú trọng công trình văn hoá lớn tiêu biểu

         Bảo tồn và phát huy văn hoá, văn nghệ dân gian. Kết hợp hài hoà việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hoá với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch

 

 

 

 

         Tạo điều kiện cho các lĩnh vực xuất bản, thông tin đại chúng, phát triển, nâng cao chất lượng tư tưởng, văn hóa, vươn lên hiện đại về mô hình, cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất  - kĩ thuật, đồng thời xây dựng cơ chế quản lý phù hợp, chủ động, khoa học

 

         Bảo đảm tự do dân chủ cho mọi hoạt động sáng tạo văn hoá, văn học nghệ thuật đi đôi với phát huy trách nhiệm công dân của văn nghệ sĩ; trọng dụng các tài năng văn hoá, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của văn nghệ sĩ; Đẩy mạnh hoạt động lý luận – phê bình văn học, nghệ thuật

 

         Tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa; Tích cực mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế  về văn hoá, chống sự xâm nhập của các loại văn hoá phẩm độc hại, lai căng

 

         Phát huy tính năng động, chủ động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân… tham gia hoạt động trên các lĩnh vực văn hoá

 

 

5.1.4.1. Nội dung

        Xây dựng thể chế văn hóa

 

        Xây dựng thiết chế văn hóa

 

        Hoạch định và tổ chức thực thi các chính sách văn hóa

 

        Thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa

 

5.1.5. Phương thức quản lý nhà nước về văn hóa

        Phương thức truyền thống

- Quản lý bằng tư tưởng đức trị

 

- Quản lý bằng tư tưởng pháp trị

 

        Phương thức hiện nay

- Quản lý bằng công cụ pháp luật (Thể chế cứng)

 

- Quản lý bằng các chuẩn mực xã hội (Thể chế mềm)

 

 

5.2.1. Khái niệm

      Là sự quản lý của các cơ quan quyền lực nhà nước, của bộ máy quản lý giáo dục từ trung ương đến cơ sở đối với hệ thống giáo dục quốc dân và các hoạt động giáo dục và đào tạo của xã hội nhằm  nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và phát triển, hoàn thiện nhân cách cho công dân.

 

 

5.2.2. Vai trò QLNN về GD-ĐT

 

         Làm cho sự phát triển GD-ĐT đúng hướng, đáp ứng mục tiêu chiến lược GD-ĐT trong từng giai đoạn phát triển;

         Làm cho tất cả các hoạt động GD-ĐT đi vào kỉ cương, trật tự;

 

         Đảm bảo sự công bằng trong GD-ĐT thông qua hệ thống chính sách về GD-ĐT, tạo cơ  hội cho mọi người có điều kiện tham gia vào quá trình GD-ĐT;

 

         Đảm bảo những điều kiện vật chất to lớn cho GD-ĐT phát triển. Nhà nước là người đầu tư và đồng thời là người đặt hàng lớn nhất cho GD-ĐT.

 

 

         Phát triển nền giáo dục của dân, do dân và vì dân là quốc sách hàng đầu

 

         Giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu xã hội, vừa thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân, tiến tới một xã hội học tập

 

         Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục phải dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng nền giáo dục giàu tính nhân văn, tiên tiến, hiện đại

 

         Phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tố cạnh tranh trong hệ thống giáo dục là một trong những động lực phát triển giáo dục

 

         Giáo dục phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện chi phí còn  hạn hẹp

 

5.2.4. Phương hướng phát triển giáo dục đào tạo

 

         Về giáo dục phổ thông

-    Xây dựng nền giáo dục mới, tạo điều kiện cho từng cá nhân phát triển đến mức tối đa tiềm năng của mình.

-    Thỏa mãn nhu cầu cơ bản về học tập của mỗi người.

-    Phổ cập các cấp học theo từng giai đoạn.

-    Thực hiện cơ bản xóa mù chữ.

-    Gắn học văn hóa với học nghề trong hệ thống trường phổ thông.

-    Giảng dạy theo hướng tinh gọn, hiện đại, nâng cao kĩ năng thực hành.

-    Thực hiện từng bước phân luồng hợp lí học sinh sau các cấp học.

 

         Về đại học và trên đại học

-    Nhanh chóng đổi mới để đáp ứng nhu cầu đào tạo một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, có kĩ thuật đưa xã hội lên văn minh, hiện đại.

-    Tăng cường giáo viên, cơ sở vật chất - kĩ thuật; có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với các giáo sư, giảng viên.

-    Ưu tiên cho một số ngành mũi nhọn, đồng thời đào tạo một đội ngũ các nhà quản lí, kinh doanh giỏi

         Về hướng nghiệp và dạy nghề

-       Thực hiện phân luồng ngay sau khi học xong trung học cơ sở

        - Mở rộng quy mô dạy nghề, đáp ứng được nhu cầu thay đổi nghề để người lao động thích ứng với công nghệ mới và thị trường lao động.

        - Phát triển nhiều hình thức dạy nghề, hình thành mạng lưới dạy nghề rộng khắp

 

         Về giáo dục - đào tạo miền núi

-     Có chính sách đặc biệt để GD-ĐT miền núi phát triển nhanh và vững chắc;

 

-     Đào tạo đủ giáo viên, nhất là giáo viên người dân tộc ít người;

 

-     Trợ cấp cho học sinh sách giáo khoa, đồ dùng học tập;

 

-     Xây dựng hệ thống trường nội trú cho các huyện vùng cao...

 

         Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục

         Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và và hoạt động của của cơ sở giáo dục khác

         Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ

         Tổ chức, quản lí việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục

         Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục

 

 

         Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục

         Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

         Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục  

         Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ  trong lĩnh vực giáo dục

         Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục

         Quy định việc tặng các danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục 

         Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục

 

5.2.6. Phương thức quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo

         Quản lí bằng pháp luật

 

         Quản lí bằng chương trình, chính sách

 

         Quản lí bằng đầu tư tài chính

 

         Quản lí bằng tổ chức bộ máy

 

         Quản lí bằng thanh tra, kiểm tra

 

5.3.1. Khái niệm

      Là quá trình tác động, điều hành, điều chỉnh của Nhà nước để các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra đúng quy định của pháp luật

 

5.3.2. Vai trò quản lý nhà nước về tôn giáo

         Đ phát huy ưu điểm, tính tích cực của tôn giáo trong công cuộc xây dựng xã hội mới và hạn chế tiêu cực do tôn giáo mang lại

         Để đảm bảo quản lý trên cơ sở pháp luật, tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật.

         Để phá tan âm mưu phá hoại của kẻ địch.

 

         Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

         Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.

 

         Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

         Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp, cần được củng cố và kiện toàn. Công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo để chống đối chế độ chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng.

         Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật.

 

         Xét duyệt và công nhận các pháp nhân tôn giáo, chương trình hành đạo thường xuyên và đột xuất

 

         Quản lý, đào tạo chức sắc, nhà tu hành

 

         Xét duyệt quá trình xây dựng và sửa chữa nơi thờ tự, quá trình sản xuất, lưu thông đồ dùng việc đạo

 

         Xét duyệt các hoạt động từ thiện - xã hội, các hoạt động quốc tế và đối ngoại tôn giáo

 

         Xử lý các khiếu tố, khiếu nại liên quan đến tôn giáo và vi phạm chính sách tôn giáo

         Đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo

 

5.3.5. Phương thức quản lý

 

         Quản lý bằng chính sách

 

         Quản lý bằng pháp luật

 

         Quản lý bằng tổ chức bộ máy, cán bộ

 

         Quản lý bằng thanh tra, kiểm tra

 

         Giáo dục, thuyết phục, vận động quần chúng

 

5.4.1. Khái niệm

      Là quá trình tác động, điều hành, điều chỉnh các hoạt động kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, để những tác động đó diễn ra theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

 

5.4.2. Vai trò quản lý nhà nước về dân tộc

         Huy động được sức mạnh của các dân tộc

         Đoàn kết được toàn dân tộc

         Giúp đỡ các dân tộc thiểu số tiến kịp trình độ của dân tộc đa số

         Bảo tồn và phát triển văn hoá của các dân tộc ít người

         Ngăn cản, hạn chế sự tàn phá tài nguyên môi trường

 

         Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam;

         Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ;

         Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và ANQP trên địa bàn vùng dân tộc, miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc;

         Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái;

         Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị.

 

         Ban hành và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về lĩnh vực công tác dân tộc

 

         Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác dân tộc; xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, đề án về dân tộc, tiêu chí phân định vùng dân tộc theo trình độ phát triển, xác định thành phần dân tộc, chuẩn đói nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số; xây dựng chính sách đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

 

         Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số

 

 

         Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến cơ sở, thực hiện phân công, phân cấp có hiệu quả trong lĩnh vực công tác dân tộc

 

         Kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số; việc chấp hành pháp luật về công tác dân tộc, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác dân tộc theo quy định của pháp luật

 

         Tuyên truyền, giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

 

         Tuyên truyền về truyền thống đoàn kết của các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức tốt các phong trào tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong cộng đồng, hoạt động kết nghĩa giữa các địa phương

 

         Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị và cán bộ trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc

 

         Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc

 

         Thẩm định các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số

 

         Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn tình hình công tác dân tộc, chiến lược công tác dân tộc, chính sách dân tộc, quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc

 

         Hợp tác quốc tế về công tác dân tộc

 

5.4.5. Phương thức quản lý

 

         Quản lý bằng pháp luật

 

         Quản lý bằng chính sách, chương trình

 

         Quản lý bằng tổ chức bộ máy

 

         Quản lý bằng đầu tư tài chính

 

         Quản lý bằng công tác thanh tra kiểm tra tổng kết đánh giá

 

5.5.1. Khái niệm

 

      Quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường với việc xác định chủ thể là Nhà nước bằng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đưa ra các biện pháp, pháp luật, chính sách, kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội, giáo dục thích hợp nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của quốc gia

 

Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên  

         Điều tra nguồn tài nguyên Quốc gia, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, về huy động các nguồn tài nguyên

         Xây dựng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý tài nguyên

         Điều chỉnh, giám sát sự hoạt động của các đơn vị thăm dò, khảo sát, khai thác tài nguyên

         Thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của Nhà nước đối với các chủ thể hoạt động tài nguyên; Nhà nước phải thực hiện các hoạt động khuyến khích các thành tích, cấp bằng phát hiện tài nguyên quý hiếm, giấy chứng nhận công lao hay kỷ luật các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ Tài nguyên

 

         Quản lý dữ liệu thông tin về tài nguyên Quốc gia, giữ bí mật các kho báu tài nguyên đất nước

         Hợp tác quốc tế về tài nguyên

         Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về các nguồn tài nguyên; các bộ, các ngành chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên theo sự phân công của chính phủ; ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước về tài nguyên trong địa phương theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Chính phủ; hệ thống tổ chức, quyền hạn của các cơ quan  về tài nguyên thuộc các bộ, ngành và ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.

 

Nội dung quản lý nhà nước về môi trường

 

         Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường; ban hành hệ thống tiêu chuẩn về đo lường;

         Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trườngg, sự cố môi trường;

         Xây dựng quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường;

         Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thông quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo môi trường;

 

         Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của ác dự án, và các cơ sở sản xuất kinh doanh;

         Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;

         Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;

         Đào tạo cán bộ về quản lý môi trường; giáo dục tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ moi trường;

         Tổ chức nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ môi trường;

         Quan hệ quốc tế trong bảo vệ môi trường.

 

5.6.1. Khái niệm

      Quản lý nhà nước về KH-CN là những hoạt động về quyết sách, thực hiện có hiệu quả về các mặt: kế hoạch, hoạch định, tổ chức, chỉ huy, điều tiết, điều khiển, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động KH-CN

 

 

5.6.2. Quan điểm của Đảng về phát triển KH-CN

         KH-CN là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội;

         KH-CN là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố an ninh - quốc phòng

         PTKH-CN là sự nghiệp cách mạng của toàn dân. Phát huy cao độ khả năng sáng tạo của quần chúng, của các tập thể KH-CN, của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội và của mỗi công dân trong hoạt động KH-CN

         Phát huy năng lực nội sinh về KH-CN kết hợp với tiếp thu thành tựu KH-CN nhân loại

         PTKH-CN gắn với bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế- xã hội nhanh, bền vững

 

 

         Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ của KH-CN

 

         Ban hành và tổ chức thực hiện các quy phạm về KH-CN

 

         Tổ chức bộ máy quản lý

 

         Tổ chức, hướng dẫn đăng ký hoạt động của tổ chức KH-CN; quỹ phát triển KH-CN

 

         Quy định việc đánh giá, nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, chức vụ khoa học, giải thưởng KH-CN và các hình thức ghi nhận công lao về KH-CN của tổ chức, cá nhân

 

 

         Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

 

         Tổ chức quản lý công tác thẩm định nghiên cứu KH-PTCN

 

         Tổ chức chỉ đạo công tác thống kê, thông tin KH-CN

 

         Tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về KH-CN

 

         Tổ chức, quản lý hợp tác quốc tế về KH-CN

 

         Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về KH-CN; giải quyết tranh chấp, khiếu lại, tố cáo trong hoạt động KH-CN; xử lý các vi phạm pháp luật về KH-CN

 

 

5.6.4. Phương thức quản lý nhà nước

 

         Pháp luật, chính sách

 

         Thống kê và thanh tra

 

         Tổ chức quản lý

 

         Tài chính

 

5.7.1. Vai trò của quản lý nhà nước về y tế

 

         Định hướng phát triển ngành y tế Việt Nam

         Đảm bảo công bằng, cung cấp các dịch vụ y tế

         Đảm bảo tính hiệu quả của dịch vụ y tế

 

5.7.2. Quan điểm và định hướng

 

         Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thực hiện bản chất tốt đẹp của chế độ

 

         Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

         Thực hiện chăm sóc sức khoẻ toàn diện: Gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng và tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ. Phát triển đồng thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu; kết hợp Đông y và Tây y

         Xã hội hoá các hoạt động chăm sóc sức khoẻ gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước, thực hiện tốt việc trợ giúp cho các đối tượng chính sách và người nghèo trong chăm sóc nâng cao sức khoẻ

         Nghề y là một nghề đặc biệt, cán bộ nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn

 

        Ban hành và thực thi các văn bản pháp luật

 

        Xây dựng chiến lược phát triển ngành, hoạch định và chỉ đạo triển khai các các chính sách y tế, chương trình y tế

 

        Đầu tư cho y tế

 

        Nhà nước thực hiện chức năng tổ chức bộ máy và đào tạo cán bộ y tế

 

        Hoạt động thanh tra y tế

 

5.7.4.  Phương thức quản lý Nhà nước về y tế

 

         Các hình thức hoạt động mang tính pháp lý

 

         Các hình thức không mang tính pháp lý

 

         Các phương pháp quản lý hành chính Nhà nước về y tế

-    Phương pháp giáo dục, thuyết phục

-    Phương pháp tổ chức hành chính

-    Phương pháp kinh tế

 

5.8. Quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ

5.8.1. Vai trò của quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ

        Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và điều chỉnh quá trình tái sản xuất con người ở mức hợp lý, phù hợp với nền sản xuất vật chất, với quá trình phát triển KT-XH ở mỗi giai đoạn

        Duy trì và đảm bảo mức sinh thay thế, quy mô dân số phù hợp, ảnh hưởng tích cực đến việc điều chỉnh kết cấu dân số về tuổi và giới tính, góp phần phân bố dân cư hợp lý đảm bảo cho khai thác và huy động các nguồn lực và có ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ biên giới lãnh thổ

        Có ý nghĩa quan trọng và quyết định trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

 

         Công tác Dân số và CSSKSS là bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước, là một trong những yếu tố hàng đầu để nâng cao chất lượng và phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội

 

         Giải quyết đồng bộ các vấn đề DS và SKSS, tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khoẻ BMTE, hỗ trợ phát huy lợi thế của “dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số và có chính sách phù hợp với những thay đổi cơ cấu, phân bố dân số

 

         Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác DS và CSSKSS là vận động, giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi gắn với cung cấp dịch vụ theo hướng dự phòng tích cực, đảm bảo công bằng, bình đẳng giới và quyền của người dân trong việc tiếp cận thông tin và lựa chọn dịch vụ có chất lượng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm văn hoá và tập quán của người dân ở các vùng, miền khác nhau

 

         Đầu tư cho công tác DS và CSSKSS là đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp rất cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Đa dạng hoá các nguồn đầu tư, trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo thực hiện mục tiêu DS và SKSS ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng ven biển và hải đảo

 

         Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp, đổi mới và nâng cao hiệu lực QLNN về công tác DS và CSSKSS; huy động sự tham gia của toàn xã hội; kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy làm công tác DS và CSSKSS, bảo đảm tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác này

 

5.8.3. Định hướng đến 2020:

         Kiên trì thực hiện gia đình ít con khoẻ mạnh, chủ động điều chỉnh mức sinh phù hợp với từng vùng, miền

         Nâng cao chất lượng dân số, tập trung triển khai các loại hình dịch vụ tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân; sàng lọc trước sinh, sơ sinh. Thí điểm các mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng. Xây dựng cơ sở vật chất và mạng lưới tổ chức để thực hiện các dịch vụ này

         Đẩy mạnh thực hiện và duy trì các biện pháp để hạn chế đà tăng của tỷ số giới tính khi sinh

 

         Thực hiện toàn diện các nội dung CSSKSS. Tập trung mọi nỗ lực để tăng cường khả năng tiếp cận và nâng cao chất lượng dịch vụ CSSKSS, tăng cường gắn kết các dịch vụ KHHGĐ với chăm sóc sức khoẻ BMTE, chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và vùng biển, đảo và ven bin

         Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi, duy trì bền vững các hành vi lành mạnh về SKSS-TD

         Thực hiện các biện pháp để các Bộ, ngành, các cấp khai thác, sử dụng dữ liệu điện tử về DS-KHHGĐ vào hoạch định chính sách và lập kế hoạch phát triển, vào công tác kế hoạch hoá, quản lý hành chính và cung cấp dịch vụ công

         Bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật

         Tập trung triển khai các hoạt động can thiệp nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc toàn diện SKSS, chăm sóc người cao tuổi

 

5.8.4. Nội dung quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hóa gia đình

         Xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và các biện pháp thực hiện công tác dân số

         Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DS - KHHGĐ

         Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số

         Quản lý hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về dân số

 

         Tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý, khai thác, lưu trữ thông tin, số liệu dân số; đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác dân số, tổng điều tra dân số định kỳ

 

         Tổ chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức làm dân số

 

         Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dân số

 

         Tổ chức, quản lý thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện chính sách và Pháp lệnh dân số

 

         Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số

 

         Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dân số.

 

5.8.5. Phương thức quản lý nhà nước

Quản lý theo chương trình mục tiêu

        Quản lý bằng pháp luật và văn bản chỉ đạo

        Quản lý thông qua chính sách và các chương trình, dự án

        Quản lý thông qua tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ

        Quản lý thông qua tổ chức bộ máy  

        Quản lý thông qua đội ngũ cán bộ

        Quản lý thông qua đầu tư

        Quản lý thông qua thanh tra, kiểm tra

        Quản lý thông qua tổng kết, đánh giá

 

      QLNN về lao động-việc làm làm thực chất là sự tác động, điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước để giải quyết tốt các quan hệ lao động

5.9.1. Quan điểm phát triển nhân lực và giải quyết việc làm

        Phát triển nhân lực phải dựa trên nhu cầu nhân lực của các ngành, các địa phương. Do đó, phải tiến hành quy hoạch phát triển nhân lực của các ngành và các địa phương tạo cơ sở để đảm bảo cân đối nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và đất nước

        Phát triển nhân lực toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển nhân tài, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành

 

         Phát triển nhân lực Việt Nam phải đảm bảo tính thời đại

 

         Phát triển nhân lực phải kết hợp hài hòa đảm bảo công bằng và lợi ích quốc gia với sử dụng cơ chế và những công cụ của kinh tế thị trường trong phát triển và sử dụng nhân lực

 

         Phát triển nhân lực là sự nghiệp, là trách nhiệm của toàn xã hội

 

         Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực

 

5.9.2. Định hướng:

         Thực hiện tốt các chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập nhằm khuyến khích và phát huy cao nhất năng lực của người lao động

         Bảo đảm quan hệ lao động hài hoà, cải thiện môi trường và điều kiện lao động

         Đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm

         Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

         Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng chính sách, người nghèo, lao động nông thôn và vùng đô thị hoá

         Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp... Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm 

 

 

5.9.3. Nội dung quản lý nhà nước về lao động - việc làm

         Nắm cung cầu và sự biến động cung cầu lao động

 

         Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình quốc gia về việc làm, di dân xây dựng các vùng kinh tế mới, đưa người đi làm việc ở nước ngoài

 

         Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật lao động

 

         Quyết định các chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chính sách khác về lao động và xã hội; về xây dựng mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp

 

         Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, thu nhập của người lao động

 

         Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động và xử lý các vi phạm pháp luật lao động, giải quyết các tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật lao động

 

         Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực lao động.

 

 

Nhận xét